Các nhà khoa học tìm thấy 2 lục địa Á-Âu và Ấn Độ đã từng tồn tại cách đây 60 triệu năm nay đã bị chìm mất.

Cuộc nghiên cứu gần đây được đăng tải trên báo Nature Geoscience tiết lộ những điều nhận thấy và biến đổi về các đĩa kiến tạo.
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Chicago (Mỹ) đã xem xét chi tiết sự va chạm của các đĩa kiến tạo lục địa Á-Âu và Ấn Độ cách đây 60 triệu năm và vẫn chuyển động chậm chạp. Thậm chí nó còn gây ra nhiều hiện tượng bất thường và làm xuất hiện dãy núi Himalaya.

Hình minh họa: Sự va chạm giữa lục địa Á-Âu và Ấn Độ cách đây 60 triệu năm.

Các chuyên gia tận dụng nhiều nguồn dữ liệu để xem xét nguồn gốc của hai lục địa trước khi va chạm vào nhau.

Nghiên cứu sinh Miquela Ingalls đứng đầu cuộc nghiên cứu này, coi đây là đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học địa vật lý, đưa ra kết luận: "Chúng tôi đã tìm thấy một nửa vật chất của hai lục địa cách đây 60 triệu năm, đã biến mất, không còn tồn tại đến ngày nay".

Sau khi xem xét những khả năng có thể xảy ra làm hai lục địa biến mất, các chuyên gia đã kết luận rằng: lục địa rộng lớn bị mất có thể đã trôi trở lại vỏ Trái Đất, được gọi là Sự biến mất quy mô lớn.

Giả thuyết mới này loại bỏ đi những hiện tượng từng như đánh đố các nhà khoa học về việc thấy chì và uranium trong dung nham núi lửa.

Những nguyên tố này có trong vỏ cứng của Trái Đất nhưng hiếm thấy trong lớp vỏ bên ngoài. Có thể bề mặt Trái Đất đã hấp thụ chất từ bên trong nên chúng có trong đá magma.

Lục địa rộng lớn bị mất có thể đã trôi trở lại vỏ Trái Đất, được gọi là Sự biến mất quy mô lớn. (Hình minh họa).

Giáo sư khoa học địa vật lý David Rowley – người cố vấn cho Miquela Ingalls, cũng công nhận giả thuyết và nói: "Chúng tôi thấy khối lượng lớn vỏ Trái Đất đã biến mất từ hồ nước và chỉ có thể trôi vào vỏ bao bọc".

"Chúng ta đã tưởng rằng lớp vỏ cứng và vỏ bao bọc tương tác với nhau. Giả thuyết này cho thấy điều đó là không đúng".

Áp dụng giả thuyết này chúng ta thấy lục địa Á-Âu và Ấn Độ từng va chạm với nhau trong lịch sử Trái Đất. Các thanh phần lục địa trong lớp vỏ cứng tiếp tục hòa trộn trong vỏ bao bọc rồi tái xuất hiện trong dung nham núi lửa phun lên hiện nay.

Theo Trí Thức Trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *