3/08, 2:54 pm
Vào năm 1929, lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện các dấu vết của tổ tiên loài người tại Chu Khẩu Điếm. Các nhà khoa học gọi loài động vật này là giống vượn người đi bằng hai chi sau. Khi nghiên cứu vùng đồi núi đá voi xung quanh làng Chow-kow-Đen, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra vết tích của hơn 40 loài nguyên thủy.
Những chiếc rìu đã cổ của người vượn Trung Quốc
Những sọ đầu người vượn cổ được tìm thấy ở Chu Khẩu Điếm
Mô tả cách sinh hoạt của người vượn cổ
Cách đây khoảng 50 vặn năm, ở vùng Chu Khẩu Điếm (phía tây nam thành phố Bắc Kinh) đã có con người sinh sống được gọi là người vượn Trung Quốc hoặc người vượn Bắc Kinh. Đó là những “bầy người nguyên thủy” dùng cành cây gậy gộc và công cụ bằng đá thô sơ để hái lượm trái cây, săn bắt dã thú kiếm ăn, trú ẩn trong hang động và đã biết dùng lửa.
Trải qua hàng chục vạn năm, con người sinh sống ở vùng này đã mở rộng địa bàn hoạt động và đã đạt được những bước phát triển khá quan trọng. Ngoài cành cây và công cụ thô sơ, họ đã biết làm lưới, bẫy, cung tên, đồ gốm. Nghề chăn nuôi, trồng trọt cũng hình thành trong giai đoạn này. Cuộc sống định cư bắt đầu hình thành. Trên vùng cao nguyên đất vàng và vùng Hoa Bắc rộng lớn phì nhiêu, tổ tiên xa xưa của các dân tộc Trung Hoa sống thành chòm xóm ven sông, trong những túp lều tường đất, mái tranh.
Ngoài việc kiếm ăn, họ đã có những hoạt động tôn giáo, nghệ thuật, những di vật tìm thấy được ở Ngưỡng Thiều (Hà Nam) và Long Sơn (Sơn Đông) thuộc hai nền văn hóa được mang tên Ngưỡng Thiều, Long Sơn (cách nay khoảng 7.000 – 5.000 năm trước Công nguyên) đã cho chúng ta thấy một cách cụ thể những thành tựu phát triển của giai đoạn này. Trong số những di vật được phát hiện, bên cạnh những công cụ lao động, người ta đặc biệt chú ý đến những sản phẩm gốm, gốm màu và gốm đen có hoa văn hình học, hình động thực vật, tạo dáng hợp lý và đẹp, những sản phẩm đạt tới độ mỏng và độ bền đáng kinh ngạc.
Tại Trung Quốc, các hang động này đã trở thành những khu di tích lịch sử. Mỗi năm có tới khoảng 200.000 người đến tham quan. Nhưng các kho tàng về lịch sử này đang bị đe dọa trầm trọng, một số bị hư hại nặng bởi mưa gió và thời tiết quá khắc nghiệt.
Phan Trường Sơn