Người Ephesus rất tôn sùng nữ thần Artemis và cho xây dựng ngôi đền nguy nga, tráng lệ với cả tình cảm và sự kính trọng.
Artemis xinh đẹp là nữ thần săn bắn trong Thần thoại Hy Lạp cổ. Tương truyền, Artemis là con của vị thần tối cao Zeus và Leto, là người chị sinh đôi của thần mặt trời Apollo, cai quản săn bắn trong rừng và là thần bảo hộ của các thiếu nữ.
Vào thế kỉ thứ 2 trước công nguyên, nhà thám hiểm nổi tiếng người Phoenicia là Antipater đã lập ra danh sách “Bảy kì quan thế giới” gồm có Quần thể Kim tự tháp Giza ở Cairo, Ai Cập, Vườn treo Babylon, Đền thờ nữ thần Artemis (hay còn gọi là Đền thờ nữ thần Diana) ở Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ, Tượng thần Zeus trong Đền thờ thần Zeus ở Olympia, Hy Lạp, Lăng mộ vua Mausolus ở Halicarnassus, Thổ Nhĩ Kỳ, Tượng thần Mặt Trời Apollo trên đảo Rhodes, Địa Trung Hải và Ngọn hải đăng Alexandria ở Ai Cập.
Artemis xinh đẹp là nữ thần săn bắn |
Do chịu ảnh hưởng của những hạn chế về điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, dấu chân và tầm nhìn của Artipater không thể trải khắp thế giới nên ông không biết rằng, Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành không nơi nào sánh kịp, càng không thể biết ở châu Mỹ Latinh cũng có Kim tự tháp tự tráng lệ, vì vậy, nếu nhìn nhận một cách nghiêm khắc thì “Bảy kì quan của thế giới” chỉ là “Bảy kì quan của phương Tây cổ đại”.
Đền thờ thần Artemis được xây dựng ở thành phố Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ, có kết cấu phức tạp và quy mô lớn. Thời đó, Ephesus là trung tâm công thương nghiệp của Vương quốc Lydia, là đầu mối giao thông quan trọng nên vô cùng phồn hoa náo nhiệt.
Đền thờ thần Artemis (tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck) |
Người Ephesus rất tôn sùng nữ thần Artemis. Lúc đầu, người ta chỉ xây ở đây một đền thần rất nhỏ, đặt tượng thần trong một thân cây rỗng. Cùng với sự hưng thịnh từng ngày của Ephesus, vào năm 560 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng lại ngôi đền nguy nga tráng lệ này. Nền của ngôi đền có chiều dài 127m, rộng 73m và có 10 bậc lên xuống. Xung quanh nền có 127 cột cao 19m xếp thành 2 hàng, bên trên các cột là mái đền hình vuông làm từ đá cẩm thạch.
Trên nền với 32 cột trụ có trang trí các bức phù điều lấy đề tài là các câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Đến những năm 600 của thế kỉ XIX, khi các nhà khảo cổ học người Anh đang tiến hành khai quật ở đây, họ đã tìm thấy một vài bức chạm nổi còn sót lại, trong đó có một bức cao khoảng 100m, những nhân vật được khắc trên đó sống động như thật. Hiện tại bức phù điêu đang được lưu giữ ở bảo tàng nước Anh.
Tái hiện lại ngôi đền lịch sử này |
Vậy tại sao đền thờ thần Artemis không thể tồn tại được? Nó đã bị phá hỏng như thế nào?
Thành Ephesus có một người tên là Herostratus luôn mong mình được nổi danh xong chưa khi nào mãn nguyện, nên đã quyết định liều một phen. Năm 356 trước Công nguyên, vào đêm Alexander ra đời, người ta đã lẻn vào đền thờ thần Artemis phóng hỏa đốt cháy công trình kiến trúc kiệt tác này.
Sau khi thủ phạm bị bắt, quan tòa đã đưa ra một cực hình đối với y, vì không muốn để âm mưu của y được thực hiện trót lọt, quan tòa đã hạ lệnh không cho phép bất kì ai nhắc đến tên y, nếu không cũng sẽ bị xử tử hình. Hơn 2000 năm trôi qua, cái tên Herostratus vẫn được lưu truyền, chỉ có điều, nó được dùng để nói đến những “kẻ điên” và những “người mắc bệnh tâm thần”.
Đền thờ nữ thần Artemis bị đốt trụi đã nhanh chóng được xây dựng lại. Năm 262, người Goth đánh chiếm rồi châm lửa phá hủy hoàn toàn ngôi đền này. Đền thờ thần Artemis với tư cách là một trong “bảy kì quan phương Tây cổ đại” đã mãi mãi biến mất trong tầm mắt của mọi người.
Khoảng giữa thế kỉ XIX, di chỉ của ngôi đền thờ thần Artemis đã được phát hiện, và nó một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người. Vậy, công trình kiến trúc đồ sộ này rốt cuộc có hình dạng nguyên gốc như thế nào? Con người còn có thể thông qua những phát hiện khảo cổ đã tìm lời giải cho câu đố này không?
Theo 24h