Một phát hiện có giá trị sánh ngang cuốn tiểu thuyết của Dan Brown đã giúp làm sáng tỏ các cuộc hành trình của John Cabot, nhà thám hiểm và hàng hải Italy, cho thấy ông đã có kiến thức về các cuộc hành trình của châu Âu đến “Thế giới mới” trước khi Christopher Columbus thực sự thám hiểm châu Mỹ vào năm 1492.

Dù vẫn được thừa nhận là người khám phá ra châu Mỹ, Christopher Columbus cũng chỉ đặt chân tới lục địa của Thế giới mới vào năm 1498 bằng chuyến tàu đến Nam Mỹ. Còn ở vùng Bắc Mỹ, Cabot là người châu Âu đầu tiên kể từ sau Leif Ericson và người Vikings đặt chân lên đất Bắc Mỹ bằng ba cuộc hành trình cho vua Henry VII của (Anh) vào mùa hè năm 1496 – 1498. Chuyến thám hiểm thứ hai của Cabot được thực hiện vào năm 1497 giúp châu Âu khám phá ra Bắc Mỹ – tại đảo Newfoundland (nghĩa là vùng đất mới được tìm thấy) thuộc Canada ngày nay.

Giờ đây, nghiên cứu trên cuốn sổ ghi tiền nong đã ố vàng tiết lộ một điều bất ngờ về chuyến thám hiểm của Cabot: Vào tháng 4, nhà thám hiểm người Italy nhận được tiền hỗ trợ từ một ngân hàng Italy – ngân hàng Bardi London. Lời ghi chú cho thấy người châu Âu có lẽ đã tìm ra Thế giới mới từ nhiều thập kỷ trước khi cả Cabot và Columbus ra khơi.

Ai là người đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ?

“Đoạn ghi chú ngắn mở ra cả một chương mới trong hiểu biết của Cabot. Nó cho thấy các chuyến thám hiểm của người châu Âu là một phần của hệ thống thám hiểm do Italy tài trợ", nhà sử học Francesco Guidi-Bruscoli ở ĐH Florence nói.

Guidi Bruscoli môt tả chi tiết phát hiện này trên tạp chí chuyên ngành Historical Research (Nghiên cứu lịch sử), trong đó nói rằng đoạn chú thích ngắn nhắc tới: “vùng đất mới” ("il nuovo paese") chứ không phải “một vùng đất mới” ("un nuovo paese").

Việc sử dụng mạo từ il (the trong tiếng Anh) chứ không phải un (a trong tiếng Anh) thực sự là một điều gây hoang mang. Cụm từ đó có thể ám chỉ rằng khoản tiền được cấp cho Cabot để ông có thể tìm ra một vùng đất mà sự tồn tại của nó đã được biết đến trước đó. Có thể ngân hàng Bardi thu được lợi ích kinh tế đáng kể nên mới tài trợ cho một chuyến thám hiểm gần như chắc chắn.

Vì giấy chứng nhận hoàng gia của Cabot chỉ được áp dụng cho những vùng đất mà “người thuộc Kito giáo chưa biết đến”, nên khó có khả năng “vùng đất mới” ở đây chính là vùng đất mà Columbus tìm được trước đó 4 năm. Vì thế, đoạn ghi chú có thể cho thấy tuyên bố của các thương nhân Anh rằng họ đã phát hiện ra Bắc Mỹ trước cả Columbus là đúng.

“Không may là chúng ta chỉ có vài manh mối. Đoạn ghi chú này ẩn ý rằng ngân hàng Bardi tin vào chuyến thám hiểm trước đó, nhưng chúng ta cũng không thể mặc định rằng chuyến thám hiểm như thế đã thực sự xảy ra", Guidi-Bruscoli nói.

Luận điểm này được củng cố của một lá thư viết trong mùa đông 1497 bởi một thương nhân người Anh tên là John Day gửi cho “Lord Grand Admira” – gần như chắc chắn là Christopher Columbus. Bức thư được phát hiện vào những năm 1950 nói đến hành trình thám hiểm được hoàn thành vào năm 1497 của Cabot tới Newfoundland, nhưng trước đó những người đàn ông đến từ Anh “đã tìm thấy và phát hiện vùng đất đó trong quá khứ”.

Bằng chứng trên được tìm thấy trong kho dữ liệu của nhà sử học Alwyn Ruddock – chuyên gia hàng đầu về các cuộc thám hiểm của người Anh.

Theo nhà sử học Evan Jones ở ĐH Bristol, tài liệu mà Ruddock tìm thấy “hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hiểu biết của chúng ta đối với sự tham gia của châu Âu với Bắc Mỹ vào 3 thập kỷ sau năm 1492”.

Ví dụ, Ruddock nói rằng đã tìm thấy bằng chứng trong các nguồn tài liệu bằng tiếng Italy và Tây Ban Nga rằng các thương nhân người Anh đặt chân tới New World vào khoảng thời gian nào đó trước năm 1470, và rằng Cabot không chết trong chuyến thám hiểm năm 1498 như nhiều người vẫn tưởng, mà ông trở lại Anh vào năm 1500.

“Bà ấy đã tìm ra những khám phá bất ngờ, nhưng bà yêu cầu phải hủy hết nghiên cứu của mình sau khi bà qua đời", Jones nói.

Điều này được thực hiện vào năm 2005, khi Ruddock qua đời vào tuổi 89. Công trình chưa xuất bản của bà – gồm 78 túi tài liệu ghi chú, thư từ, ảnh, và phim – đều bị đốt hết.

Ruddock cũng nói rằng Cabot được một ngân hàng Italy tài trợ. Năm 2010, khi được mời tới thăm nhà của sử gia đã qua đời, Jones và nhà nghiên cứu Margaret Condon đã phát hiện ra nguồn gốc của thông tin này trên một tờ giấy dính vào tủ giầy cũ, trong đó nhắc đến ngân hàng Bardi London.

“Ngân hàng Bardi – đó là tất cả những gì chúng ta cần tìm ra về ngân hàng Italy mà Ruddock đã giữ bí mật gần một thế kỷ nay", Jones nói. Jones và Condon đã liên lạc với Fuidi-Bruscoli ở Florence, rồi sau đó Fuidi-Bruscoli đã tìm ra đoạn ghi chú ngắn trong kho dữ liệu tư nhân của gia đình Guicciardini.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *