Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một loại protein đặc thù trong não người có thể giúp xác định các loại bệnh Alzheimer khác nhau.

Phát hiện này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu và các bác sĩ xác định chính xác các phân nhóm khác nhau của căn bệnh này. Từ đó các phương pháp điều trị và chẩn đoán bệnh Alzheimer sẽ trở nên chuyên biệt và hiệu quả hơn.

Trước đây, không hề có khái niệm rằng bệnh Alzheimer có phân ra nhiều loại nhỏ. Dù nhiều bằng chứng cho thấy căn bệnh này có cách thức hoạt động khá khác biệt ở những bệnh nhân khác nhau. Nhưng khoa học cho rằng điều này là do cấu trúc cơ thể đặc thù của từng người.

Nghiên cứu trên đã kết luận rằng bệnh Alzheimer có 3 loại: Alzheimer điển hình, Alzheimer teo vỏ não và Alzheimer cấp tính.

Những sợi protein bị rối loạn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer

"Đã có nhiều nghi ngờ từ trước rằng Alzheimer có phân ra nhiều loại bệnh nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, đến tận bây giờ chúng tôi mới tìm ra được bằng chứng cụ thể chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết này", theo lời Dale Bredesen, giáo sư thần kinh học của Đại học California, Los Angeles (Hoa Kỳ) cho biết. "Nghiên cứu này sẽ làm tiền đề quan trọng cho việc phát triển các phương pháp giúp tối ưu hóa quá trình chữa trị cho từng loại bệnh Alzheimer".

Các loại bệnh Alzheimer sẽ tạo ra các chuỗi peptide amyloid-beta khác nhau. Những chuỗi này sau đó sẽ tự lắp ráp thành các sợi protein đặc thù trong não của những người bị bệnh Alzheimer.

Khi phân tích cấu trúc của những sợi protein này, chúng ta sẽ xác định và chẩn đoán được các loại bệnh Alzheimer khác nhau.

Để đi đến kết luận cuối cùng, nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Robert Tycko dẫn đầu đã phân tích những sợi protein bên trong 37 mẫu mô lấy từ 18 cá nhân mắc bệnh Alzheimer.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra có 3 loại sợi protein có cấu trúc hoàn toàn khác biệt. Điều đặc biệt là ở loại bệnh Alzheimer cấp tính, bệnh tình chuyển biến rất nhanh và các sợi protein có kích thước rất nhỏ, gây khó khăn trong việc chẩn đoán căn bệnh.

Chỉ riêng tại Mỹ đã có khoảng 5,4 triệu người bị bệnh Alzheimer. Thiệt hại về kinh tế và chi phí y tế chăm sóc cho những người bệnh lên đến 236 tỷ đô la mỗi năm.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, thay đổi tâm trạng, mất khả năng phân tích ngôn ngữ, mất trí nhớ dài hạn, suy giảm các giác quan. Dần dần, cơ thể sẽ mất đi một số chức năng, cuối cùng dẫn đến cái chết.

Hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer có thể phát triển tiềm tàng trong một thời gian dài trước khi xuất hiện những triệu chứng phát hiện được bệnh. Thông thường khi các triệu chứng này bộc lộ, thì người bệnh chỉ có thể sống được khoảng 7 năm, dưới 3% bệnh nhân sống thọ thêm 14 năm sau khi phát hiện bệnh.

Hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có liên quan với các mảng và đám rối trong não. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng bệnh, chưa có phương pháp trị liệu nào có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

Một số thói quen sống đã được đưa ra khuyến cáo nhằm phòng ngừa bệnh Alzheimer, nhưng cũng chưa có đủ chứng cớ cho thấy những khuyến cáo này có thể làm giảm sự thoái hóa não. Các kích thích thần kinh, thể dục, và một chế độ ăn cân đối đã được đưa ra nhằm phòng ngừa cũng như một cách để hỗ trợ điều trị bệnh

Theo khoahoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *