Lần đầu tiên Thế giới được chiêm ngưỡng khuôn mặt của Meresamun – một nữ thầy tế từng hát trong các ngôi đền của Ai Cập cổ đại hàng trăm năm trước khi Chúa giáng thế.

Bà nằm đó yên nghỉ suốt 3.000 năm qua, bên trong một quách quan tài bít kín trong hành trình đi về cõi vĩnh hằng.

Bằng máy quét, các nhà khoa học đã nhìn được bên trong quan tài và nhìn thấu các lớp vải lanh quấn quanh xác ướp của bà. Những hình ảnh không gian 3 chiều cho thấy bộ xương, khuôn mặt của Meresamun và có 2 viên đá được đặt trong hốc mắt.

Các nhà khoa học đưa quan tài nữ thầy tế vào máy scan.

Theo các nhà khoa học, Meresamun làm việc và sống trong một ngôi đền tại thành phố Thebes vào khoảng năm 800 trước Công nguyên. Tên của bà, được khắc trên quan tài, có nghĩa là: “Bà sống vì Amun” (Amun là một vị thần Ai Cập). Theo bản khắc đó, thì Meresamun là một nữ thầy tế kiêm nghệ sĩ, giữ vai trò là một “ca sĩ trong ngôi đền thờ Amun”. Meresamun cao khoảng 1m65 và qua đời ở cuối tuổi 20 hoặc đầu 30.

Lần scan đầu tiên, các nhà khoa học chỉ nhìn thấy mặt ngoài của quan tài và đến lần scan sâu thứ 2 họ mới có thể quan sát những chi tiết trên cơ thể nữ thầy tế.

Nguyên nhân cái chết của Meresamun vẫn còn là một bài toán khó giải bởi bà qua đời trong tình trạng sức khỏe rất tốt. Phân tích mẫu xương cho thấy, bà có chế độ dinh dưỡng và lối sống khỏe mạnh. Dù không bị sâu răng nhưng răng Meresamun đã bị mòn do thường xuyên ăn bánh mì có sạn – thời đó bột mì được nghiền bằng cối đá. 

Hình ảnh không gian 3 chiều cho thấy có 2 viên đá được đặt trong hốc mắt.

Chiếc quan tài này được James Henry Breasted – người sáng lập ra Viện phương Đông (Anh), mua ở Ai Cập vào năm 1920.

Theo Dantri

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *