Hẹn phỏng vấn Trần Đăng Khoa ngày nay thì bảo chiều mai ông gọi lại nhé. Chiều mai lại bảo, tôi đang trên đường đi tỉnh, sáng ngày kia đi, nhất định sáng ngày kia. Sáng ngày kia gọi thì bảo kẹt quá, đang đi họp giao ban… Cứ như thế, thiên hạ đa phần thiếu kiên nhẫn. Thực ra lúc đó có thể anh chả họp hành gì, cũng chẳng công tác gì. Mà khi đó là anh đang sáng tác "Trường ca Bận".
Trần Đăng Khoa có lẽ là nhà báo may mắn nhất. Khi anh làm báo viết, báo nói rồi báo hình, mỗi lần chuyển việc là mỗi lần… thêm chức tước. Và trong mỗi công việc, có vẻ như anh đều mang một khuôn mặt, một phong cách khác nhau. Trong những công việc ấy, chân dung thơ của thần đồng đã ở nơi nào xa lắm. Trần Đăng Khoa trong cái vẻ bề ngoài xù xì, trong bộ đồ may theo kiểu nhà binh đi trên phố Hà Nội mỗi ngày, đều mang một vẻ tự tại. Nhưng chỉ anh biết, trong trái tim mình đang vùng vẫy những khát vọng nào…
Thật khó khăn để phỏng vấn Trần Đăng Khoa lúc này. Đơn giản anh không có tác phẩm mới. Cũng không khao khát danh tiếng. Cũng không có bức xúc gì muốn sẻ chia. Khi hoạn lộ hanh thông, khi gia đình êm ấm, sáng muốn đến cơ quan, chiều muốn về với vợ, ấy là cái lúc người ta muốn trốn thị phi, tránh ồn ào. Bình yên đến thế là cùng thôi.
Hẹn phỏng vấn Trần Đăng Khoa ngày nay thì bảo chiều mai ông gọi lại nhé. Chiều mai lại bảo, tôi đang trên đường đi tỉnh, sáng ngày kia đi, nhất định sáng ngày kia. Nhất định sáng ngày kia gọi thì bảo kẹt quá, đang đi họp giao ban… Cứ như thế, thiên hạ đa phần thiếu kiên nhẫn. Thực ra lúc đó có thể anh chả họp hành gì, cũng chẳng công tác gì. Mà khi đó là anh đang sáng tác "trường ca Bận".
Bận thì quan chức ai cũng bận cả thôi. Quan chức làng báo thì càng bận hơn. Nhưng "lượn vòng quanh" như thế, thiên hạ nói anh "Cuội" cũng không hẳn không có lý. Thì biết làm sao được. Trời cho anh quá nhiều. Nhà thơ thần đồng. Trưởng ban Văn nghệ, ngang hàm vụ trưởng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Giờ đảm trách cả VOVTV, kênh truyền thanh có hình. Đã thế anh lại là người ăn nói có duyên, đi đâu thiên hạ mê mệt. Anh bận cũng phải.
Nhưng tôi cứ đinh ninh rằng, vào những ngày tháng này, anh đã chán mệt với những bài phỏng vấn. Đời con người ta ai cũng nhiều tham vọng. Nhưng khi đã đi qua những ranh giới của sự nổi tiếng, nếm đủ cả cay đắng lẫn ngọt bùi từ danh tiếng, người ta bỗng muốn náu mình.
Cứ đọc những bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa mà xem, chúng giống nhau như những chị em song sinh. Sẽ hỏi về thần đồng nhé. Anh có bị áp lực với hai chữ "thần đồng" không? Anh có thấy rằng mình thiên tài không? Đương nhiên nhân vật sẽ trả lời rằng không áp lực gì cả, bé con không có gì áp lực, mà bây giờ là ông Trần Đăng Khoa to lớn xù xì rồi, không nên so sánh với thần đồng.
Còn về thơ, nhân vật sẽ phủ nhận rằng mình chẳng có gì thiên tài, chỉ là một chú bé biết làm thơ thôi. Những câu thơ mọi người cho là tài năng thì anh thấy rất bình thường. Tiếp theo sẽ là hỏi về đời lính, những năm tháng ở hải quân. Trần Đăng Khoa sẽ nói anh không bao giờ quên. Và lúc đó anh rất xúc động, anh diễn tả về tuổi trẻ của mình, nơi anh đến là đảo xa, nơi có bầy chim làm tổ ở trên tàu và sự khốc liệt của biển sẽ là chất liệu cho anh sáng tác. Hỏi tiếp về chuyện bây giờ, về "Chân dung và đối thoại", thì mọi chuyện đã xong xuôi. Có thể biến ảo theo cách nào đó, nhưng về cơ bản nội dung chính sẽ là như vậy…
Tôi nghĩ rằng, Trần Đăng Khoa là người rất hiểu mình và anh hoàn toàn không có cái lơ mơ của một nhà thơ như người ta gán ghép. Anh tỉnh táo và tìm cách "lánh" những sự vụ không cần thiết. Nếu không có bài phỏng vấn đó, người ta vẫn luôn đặt Trần Đăng Khoa ở cái ghế đó trong làng văn. Còn có bài phỏng vấn đó, anh lại phải uống lưỡi ngọt ngào, nói sao cho trọn vẹn ý mình nhưng đồng thời lại không làm mất lòng người khác.
Làm quan chức nghĩa là làm chính trị. Chính trị không phải trò đùa. Chính trị không có chỗ cho những chuyện trà dư tửu hậu. Khi anh là nhà văn tự do, anh là người chịu trách nhiệm duy nhất cho những phát biểu của mình. Còn khi anh làm vụ trưởng, trên anh còn lãnh đạo, dưới anh còn nhân viên. Quan trên trông xuống, người ta nhìn vào. Rồi vụ trưởng mà phát biểu hồn nhiên quá, thì dư luận đánh giá nào có hay. Và đôi khi sinh mệnh chính trị của anh cũng bị ảnh hưởng, nếu những phát biểu hồn nhiên gây tổn hại đến một điều nào đó. Hơn thế, nói mãi về những điều đã cũ, có lẽ không phải là phẩm chất của một nghệ sỹ. Nghệ sỹ thì phải biết chán mình, chán sự lặp lại và đơn điệu.
Trần Đăng Khoa có lẽ không chán cái danh hiệu "thần đồng" như anh nói. Anh vẫn yêu cái danh hiệu ấy. Bởi trước hết và
sau cùng, chính cái "danh hiệu" ấy là bước đệm cho con đường anh đi sau này. Nếu không có "danh hiệu" ấy, có thể anh sẽ thành công, nhưng vất vả hơn, cực khổ hơn.
Thời nào cũng vậy, khi một đứa trẻ biết làm thơ mà lại thơ trong lành, có nhiều ý nhiều từ khác lạ, đều được giới chuyên môn ưu ái. Trần Đăng Khoa đã mang cái danh hiệu ấy như tấm vé vào đời, đi học rồi đi làm, thăng quan tiến chức. Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận năng lực của anh. Nếu không có đủ tài thì vẫn có thể có chức quyền, nhưng không thể điều hành một đội ngũ trí thức biết làm việc một cách khoa học. Trần Đăng Khoa làm công việc ấy rất mạch lạc. Điều ấy chứng tỏ, cái danh hiệu "thần đồng" mang đến cho anh những thuận lợi. Và từ đó, anh đã thành một người khác xưa. Như xưa anh "đóng cả ba vai chèo" cho mẹ xem, thì giờ anh cũng phải đóng nhiều vai trong cuộc đời.
Nếu coi mỗi hình ảnh mà ta đang làm trong cuộc đời là một lần đeo mặt nạ, thì Trần Đăng Khoa có nhiều mặt nạ. Trong cuộc họp ở cơ quan, anh mang cái mặt nạ của ông sếp nghiêm túc, biết chỉ đạo, biết lắng nghe. Khi về nhà lui cui trong bếp anh lại mang cái mặt nạ của người đàn ông đảm đang, tháo vát, biết chăm sóc vợ con. Khi đăng đàn, anh là một nhà thơ biết viết phê bình, đó là cái mặt nạ đáng kể nhất. Còn khi anh đi nói chuyện, rất nhiều trẻ em phụ nữ thích nghe anh nói chuyện. Những bài nói chuyện không cần trọng tâm. Đó là cái mặt nạ hiền lương, dễ chịu, tưởng như dễ bắt nạt nhưng luôn chuyển bại thành thắng, hơn thế đó là cái mặt nạ khiêm tốn của một tài năng, một người nổi tiếng. Còn khi gặp bạn văn hay người viết trẻ, anh mang cái mặt nạ… dễ thương. Ai anh cũng nói đọc rồi, cũng khen tài.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập bảo: "Ngày đầu mới gặp thằng Khoa, nó vỗ vai nói ông tài, đang sướng thì thấy nó vỗ vai cái ông bên cạnh nói ông tài. Sáng sau đến cổng Hội Nhà văn, gặp nó đứng với cái ông văn chương nhạt hoét, vỗ vai nói ông tài. Từ đó nó khen gì, mình cũng cười nhạt nhạt, gật gật đầu qua chuyện, kì thực bỏ ngoài tai hết"…
Anh có sức quyến rũ của riêng mình. Dù thực sự anh không phải là người đàn ông có sức mạnh quyến rũ bằng quyền lực hay bằng… cơ bắp. Chỉ không ai biết khuôn mặt anh ra sao khi anh sáng tác. Bởi sáng tác thì người ta luôn phải đối diện với chính mình, đòi hỏi sự thành thật tuyệt đối của chính mình. Những khi ấy, như tất cả mọi nhà văn, Trần Đăng Khoa đóng cửa phòng và viết một mình…
Nhưng lâu rồi không thấy Trần Đăng Khoa công bố tác phẩm nào mới. Anh nói với báo chí rằng, anh vẫn viết thơ, nhưng viết ít lắm. Bởi xã hội bây giờ người ta không quan tâm đến thơ nữa. Nhà thơ cũng chẳng quan tâm đến thơ. Thì chính Trần Đăng Khoa cũng bỏ thơ đi viết phê bình, đi làm báo nói, báo hình đó thôi. Anh có còn miệt mài lập ý gieo vần nữa đâu…
Anh khoe sẽ công bố tác phẩm mới, một cuốn tiểu thuyết có tên là "Lão Đấu", anh viết từ hồi trên dưới 10 tuổi. Nghĩa là nó đã lay lắt sống trong ngăn kéo của anh từ vài chục năm. Anh cũng khoe, khi ấy anh đã viết về… sex rất bạo: "Nửa đêm, cô Xoan xách 1 thùng nước nóng lên nhà Bá Chương để lão tắm. Đến khi quay ra thì cánh cửa nhà tắm đã bị khóa trái. Lúc đó Bá Chương không còn là người nữa mà lão đã hóa thành con bò đực rồi. Và trước mặt con bò đực chỉ có con bò cái thôi chứ làm gì có người. Vì làm gì có người mà lại đi lạy bò bao giờ? Thảm thiết thay cho những phiến đá lát phòng tắm đã phải nhìn ngắm một pha mà đến cả bò trông thấy cũng xấu hổ". =’Quả nếu đúng là những gì cậu bé học sinh cấp hai mà viết được như thế thì cũng là một phẩm chất… thiên tài. Nhất là cậu bé ấy học trường làng, toàn mơ sân chùa, lá đa, hạt gạo làng ta, bỗng… biến đổi về chất đến chóng mặt, thành một chàng trai khỏe mạnh và… bạo liệt.
Thực ra mà nói, xưa nay thiên hạ cứ đổ dồn lên Trần Đăng Khoa những gánh nặng của một thiên tài. Và anh, theo một cách nào đó, cũng đã mẫn cán gánh vác nó. Ngay cả khi anh đã thành người đàn ông ngoài năm mươi, những cái ách danh tiếng vẫn chưa buông tha. Âu cũng là lòng yêu của cả một dân tộc yêu thi ca và lòng yêu của những đồng nghiệp theo kiểu "thương cho roi cho vọt".
Không ai hiểu Trần Đăng Khoa bằng chính anh. Cũng không ai hiểu được anh muốn gì bằng chính anh. Với tôi, tôi nhìn thấy ở anh một năng lực làm việc mạnh. Anh cũng là một người lãnh đạo được. Nghĩa là một nhà chính trị nhưng vẫn có thể làm thơ, cho dù con người thi ca trong anh đã nguội nhạt đi nhiều lắm. Nếu không đòi hỏi Trần Đăng Khoa sứ mệnh vá trời, thì đã thấy anh là một người thành đạt. Và cũng là một người… đa diện, khi thông tin về anh luôn trái chiều nhau. Có lẽ Trần Đăng Khoa biết cả. Và anh đã đi trên con đường m&agr
ave; anh muốn đến…
Theo CAND Online