Năm 1954, Ernest Hemingway vinh dự được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel về văn học, kèm theo chiếc Cúp vàng và 35 ngàn đô la Mỹ. Hemingway cáo bệnh không đi dự lễ trao giải.
Trong diễn văn đáp từ gửi tới Viện Hàn lâm Thụy Điển, ông viết: "Đối với một tác gia thực thụ, mỗi tác phẩm của người đó phải chứng tỏ là người đó tiếp tục đi sâu tìm hiểu một khởi điểm mới thuộc một lĩnh vực chưa được khai thác. Một tác gia thực thụ phải mãi mãi làm thử cái việc mà ít ai hoặc chưa có ai làm, như vậy mới có cơ hội giành thắng lợi…".
Trong suốt cuộc đời, Hemingway luôn háo hức đi tìm những "khởi điểm mới", như đi săn trong rừng sâu, câu cá ngoài biển cả, học quyền Anh và chu du khắp thiên hạ. Ông đã "thử" viết văn, viết báo, cũng như háo hức "thử" khám phá, chinh phục thế giới đàn bà! Hemingway nổi tiếng toàn thế giới bởi "Mặt trời vẫn mọc", "Giã từ vũ khí", "Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro", "Chuông nguyện hồn ai", "Ông già và biển cả", bởi hơn chục mối tình với các cô gái xinh đẹp và… bốn cuộc hôn nhân trong một đời người! Ông bất tử bởi câu danh ngôn: "Sáng tác cũng như đi săn sư tử, sau khi đã săn được một con lại nghĩ tiếp đến con khác!"…
Với Ernest Hemingway, cái việc mà "ít ai hoặc chưa ai làm" là phải đến, phải sống ở những nơi được coi là "nóng" nhất thế giới. Do vậy, Hemingway đã đến chiến trường Italia khói lửa, đến
Những chuyến đi không ngưng nghỉ, xuyên qua hai cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người là Thế chiến I và Thế chiến II… đã cho ông sự trải nghiệm và những chất liệu tươi rói để viết và có "cơ hội giành thắng lợi". Một đời người cầm bút, viết được một tác phẩm được toàn thế giới ngưỡng mộ, đã là hạnh phúc lắm rồi. Thế mà trong hơn bốn chục năm viết báo, viết văn, Hemingway đã góp vào tủ sách văn học thế giới 5 bộ tiểu thuyết, trong đó có 2 tiểu thuyết thuộc loại sách bán chạy nhất thế giới.
"Giã từ vũ khí"- tiểu thuyết có yếu tố tự truyện lần đầu xuất bản, sau một tháng bán được 50 ngàn bản, gây xôn xao dư luận nước Mỹ. Sau đó, tiểu thuyết này đã hai lần được dựng thành phim, bởi hai đạo diễn khác nhau, do những diễn viên hàng đầu thế giới thể hiện. Còn "Ông già và biển cả", ngay trước khi được phát hành chính thức, "Câu lạc bộ sách mới trong tháng" đã ký hợp đồng mua 150 ngàn bản và được tạp chí "Life" đăng toàn văn tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng. "Ông già và biển cả" được Hemingway thể hiện bởi lối kể chuyện theo nguyên lý "tảng băng trôi", vừa đúng với hiện thực, vừa có kết cấu xác đáng, ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa, giống như một tảng băng trôi, chỉ nổi lên trên mặt nước có ba phần, còn lại bảy phần chìm dước nước.
Toàn bộ câu chuyện của ông già Xanchiago được nhà văn kể với ngôn ngữ ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, nhằm vào chủ đề ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất, dũng cảm, không sợ gian nan vất vả, không sợ thất bại của con người trước biển cả mênh mông. Sinh thời, Hemingway cho biết: "Tôi đã đọc đi đọc lại bản thảo viết tay khoảng 200 lần, mỗi lần đọc đều cho tôi những gợi ý mới mẻ. Dù bây giờ nó đã trở thành bản thảo chính thức, đã được công bố, nhưng mỗi khi tôi cầm quyển sách đó, tôi dường như lại cảm thấy tôi đã tìm được cái mà cuộc đời tôi theo đuổi". Ông đã nhờ ông già Xanchiago nói hộ một triết lý cuộc sống: "Đã làm một con người thì không bao giờ được bó tay trước mọi hoàn cảnh. Nếu chưa bị tiêu diệt thì tuyệt đối không được khuất phục!".
Hemingway là một người có khí chất rất mạnh mẽ, ưa phiêu lưu, mạo hiểm và rất có cá tính. Từ lúc còn nhỏ tuổi, ông đã bắt chước cha đi câu cá, đi săn và lén cha học môn quyền Anh. Tốt nghiệp trung học, con đường Hemingway chọn không phải là học đại học theo ý cha mẹ, mà đi làm phóng viên, cốt để được rong ruổi đó đây, khám phá những lĩnh vực mới mẻ. Tiếng súng của cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất đã kích thích mạnh mẽ trí tò mò và mạo hiểm của chàng thanh niên 19 tuổi.
Từ một phóng viên của tờ "Star", Hemingway xin gia nhập quân đội, được phong quân hàm Thiếu úy lục quân và được điều động sang chiến trường Italia. Trong vai trò của một anh lính cứu thương, Hemingway đã tận mắt chứng kiến cảnh chết chóc, tàn phá của chiến tranh. Bản thân Hemingway cũng bị thương rất nặng. Ông kể lại rằng: "Một quả Moóchiê đã khiến cho tôi bị thương 227 chỗ. Ngay lúc đó tôi chỉ cảm thấy hình như đôi ủng dưới chân mình ngập nước; những chỗ mảnh đạn cắm vào đùi tôi thì cứ như những mảnh băng găm ở da thịt. Người ta cởi quần cho tôi, đùi vẫn còn nhưng bị thương nham nhở. Họ gắp ra khỏi người tôi hơn 200 mảnh đạn. Họ không hiểu sao tôi bị thương nát cả hai chân như thế mà còn đủ sức cõng một người lính đi cứu thương".
Nhưng cũng vì lần bị thương này, Hemingway đã có một mối tình đầu thơ mộng và cảm động với cô y tá người Mỹ tên là Agnes Von Kurowsky. Đó là thời điểm năm 1918, khi Hemingway 19 tuổi. Agnes lúc đó 26 tuổi, là y tá ở bệnh viện Chữ thập đỏ
Không đầy một tháng sau, trong thư gửi về nhà, Hemingway khoe với mẹ rằng mình đã có bạn gái. Nhưng sau đó Agnes bị điều động đến
Từ giã chiến trường trở về với hơn hai trăm vết thương trên người và tấm Huân chương bạc do chính phủ Italia tặng thưởng, tâm trạng Hemingway trở nên buồn chán bởi quang cảnh không mấy sôi động ở nơi xa "mũi tên hòn đạn". Ông chuyển tới sinh sống tại một chung cư ở phía đông thành phố
Sau một thời gian tìm hiểu ngắn ngủi, Heatly và Hemingway tổ chức hôn lễ vào tháng 3 năm 1921. 9 tháng sau đó, Hemingway trở thành phóng viên của tuần báo "Toronto Star", đã cùng Heatly sang
Thấy quan hệ giữa Hemingway và Pauline trở nên sâu sắc, Heatly bèn chủ động ly hôn và mang con về Mỹ. Ngay trong năm đó, Hemingway lấy Pauline Pfeiffer. Dẫu vậy, sau này Hemingway vẫn phải thừa nhận: "Tình cảm của Heatly giống như của một người mẹ, suốt đời không thể nào quên và trong bốn người vợ của tôi, Heatly là người đáng yêu nhất". Ông cũng cho biết, cô Cecily trong "Giã từ vũ khí" cũng mang bóng dáng của Heatly. Còn người thanh niên Mỹ tham gia đội quân tình nguyện của Mỹ, chính là Hemingway thời 19 tuổi…
Cuộc hôn nhân lần thứ hai với Pauline Pfeiffer chỉ tồn tại đến năm 1940. Hemingway đã đề nghị Pauline li dị để cưới nữ nhà văn Martha Gelhorn. Sau một chuyến du lịch vòng quanh Trung Hoa, hai người đến định cư tại Cu Ba. Nhưng cuộc hôn nhân lần thứ ba cũng chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Năm 1944, họ chia tay nhau. Ngay sau đó, Hemingway gặp và cưới cô thông tin viên của tạp chí "Time" tên là Mary Welsh. Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, hai vợ chồng ông chuyển đến sinh sống tại Vienna một thời gian ngắn, rồi chuyển đến sinh sống tại một nông trang gần Havana – Cu Ba.
Mary là người may mắn được chứng kiến Hemingway viết "Ông già và biển cả". Bà cũng là người chứng kiến cái chết thương tâm của ông. Từ khi sức khỏe ngày một trở nên tồi tệ, do ảnh hưởng từ việc tự sát của người cha, Hemingway cũng nung nấu ý định tự kết thúc cuộc đời bằng một khẩu súng. Biết được điều này, mọi thành viên trong gia đình đã giấu biệt khẩu súng săn của ông. Song thật đáng tiếc, ngày 2 tháng 7 năm 1961, trong ngôi nhà tọa lạc tại thị trấn Ketchum, Idaho, Hemingway đã tìm thấy khẩu súng súng săn hai nòng trong nhà kho và thực hiện thành công việc tự kết liễu cuộc đời mình.
Ngay trước lúc bóp cò súng, ông vẫn tâm niệm "Dù cho bạn chết đi, bạn cũng không phải đã hy sinh vô ích, bởi vì bạn đã làm việc mà bạn đáng phải làm và việc làm bạn vui vẻ cả đời khi theo đuổi nó!".
Theo CAND Online