NÔNG CỤ LÀM ĐẤT – GIEO CẤY

1. Phảng  

Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của xuất bản năm 1896 thì phảng là “đồ bằng sắt, lưỡi lớn mà dài, thường dùng mà phát cỏ” và có 4 loại : phảng gai – “thứ phảng vắn lưỡi, thường dùng mà đốn cây gai”, phảng giò nai – “thứ phảng giống cái giò nai”, phảng cổ cò – “thứ phảng cổ eo, nghĩa là gần cổ cán nó eo lại như cổ cò” và phảng nắp – “thứ phảng dài lưỡi mà cán vắn” (Huỳnh Tịnh Paulus Của, 1896 : 188).

Phảng gai có lưỡi dài khoảng 0,5 mét, rộng 0,07 mét, cổ rất ngắn, cán dài 0,5 mét, cán tạo với lưỡi một góc khoảng 160 độ.

Phảng giò nai có lưỡi dài khoảng 0,65 mét, rộng 0,065 mét, cổ dài khoảng 0,35 mét nối với cán dài 0,2 mét. Cổ tạo với lưỡi một góc khoảng 135 độ và với mặt lưỡi một góc khoảng 25 độ. Với hình dáng lưỡi cán, cổ và bẻ góc như vậy, phảng trông khá giống cái chân (giò) nai. Chính vì vậy, nó đã mang một cái tên hết sức gợi hình.

Phảng cổ cò có lưỡi dài 0,85 mét, rộng 0,06 mét, cổ dài 0,2 mét nối với cán dài 0,2 mét. Cổ tạo với lưỡi một góc khoảng 120 độ và với mặt lưỡi một góc khoảng 20 độ. Điều đặc biệt của phảng cổ cò là “gần cổ, cán nó eo lại như cổ cò”. So với phảng giò nai thì phảng cổ cò có lưỡi dài hơn, mặt lưỡi nhỏ hơn, cổ ngắn hơn và góc lưỡi hẹp hơn.

Phảng nắp có lưỡi dài 0,9 mét, rộng 0,07 mét, cổ dài 0,1 mét, cán dài 0,25 mét. Cổ tạo với lưỡi một góc 90 độ và với mặt lưỡi một góc 20 độ.

Ngoài 4 loại phảng vừa đề cập, ở Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ… còn có loại phảng cổ lùn, góc cổ 75 độ nên cũng được gọi là phảng nắp nhặt để đối lại với phảng nắp cổ 90 độ là phảng nắp lơi.   

Phảng cổ lùn có lưỡi dài 0,9 mét, rộng 0,07 mét, cổ dài 0,05 mét, cán dài 0,3 mét. Cổ tạo với lưỡi một góc 75 độ và với mặt lưỡi một góc 20 độ.

Về mặt kích thước thì phảng gai có lưỡi ngắn nhất (0,5 mét), kế đó là phảng giò nai (0,65 mét), sau đó là phảng cổ cò (0,85 mét) rối đến phảng nắp và phảng cổ lùn (0,9 mét). Về góc cổ phảng cũng vậy, lớn nhất là phảng gai (160 độ), kế đến là phảng giò nai (135 độ), phảng cổ cò (120 độ), phảng nắp (90 độ) và phảng cổ lùn (75 độ), nhưng cổ phảng thì ngược. Cổ phảng gai dài không đáng kể, đột biến khá dài ở cổ phảng giò nai (0,35 mét) rồi ngắn lại dần ở phảng cổ cò (0,2 mét), phảng nắp (0,1 mét) và phảng cổ lùn (0,05 mét). Về trọng lượng, nặng nhất là phảng gai, kế đến là phảng giò nai rồi phảng cổ cò. Phảng nắp và phảng cổ lùn trọng lượng tương đương nhau. Về chức năng sử dụng thì phảng gai “thường dùng mà đốn cây”. Phảng giò nai, phảng cổ cò, phảng nắp và phảng cổ lùn thường dùng phát cỏ ruộng, nhưng phảng gai, phảng giò nai, phảng cổ cò phải dùng hai tay cầm phảng mà phát, còn phảng nắp, phảng cổ lùn thì chỉ cần cầm một tay, một tay cầm phảng, một tay cầm cù nèo. Cù nèo làm bằng cây quao cho nhẹ, hay làm bằng gốc tre hoặc phần móc làm bằng sắt, cán gỗ. 

 

Kích thước

Lưỡi

Cổ

Cán dài

Chú thích

Loại phảng

Dài

Rộng

Dài

Góc cổ

Phảng gai

Phảng giò nai

Phảng cổ cò

Phảng nắp

Phảng cổ lùn

50

65

85

90

90

7

6,5

6

7

7

Không đáng kể

35

20

10

5

160 độ

135 độ

120 độ

90 độ

75 độ

50

20

20

25

30

Phảng cỏ chặt bờ

 

 

Phảng nắp lơi

Phảng nắp nhặt

 

TS Đặng Văn Thắng – Theo sách Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *