0/08, 10:22 am Văn hào Alếch Xăng Đuyma: Yêu như là viết

Để phân biệt ông với con trai ông- người vừa trùng tên vừa đồng thời là một nhà văn nổi tiếng của nước Pháp – người ta gọi ông là Alếchxăng Đuyma (bố). Alếchxăng Đuyma (bố) sinh năm 1802, mất năm 1870, là tác giả của nhiều tiểu thuyết trứ danh, trong đó có một số cuốn đã được dịch in ở Việt Nam như "Ba người lính ngự lâm", "Hoàng hậu Mácgô", "Bá tước Môngtơ Crítxtô", "Hoa tuy líp đen", "Những tội ác trứ danh", "Hai mươi năm sau"…

Khác với nhiều nhà văn lớn của nước Pháp thời đó, Alếchxăng Đuyma là người không được học hành tới nơi tới chốn. Phần vì cảnh nhà sa sút, phần vì ngay từ nhỏ, ông rất ham các trò múa gươm, bắn súng. Lớn lên một chút, cậu bé phải bươn chải để nuôi mẹ (bố Đuyma mất khi ông mới 4 tuổi).


Chân dung Văn hào Alếch Xăng Đuyma

Thoạt đầu, ông làm thư ký cho quan công chứng tỉnh, rồi tiến tới làm việc cho Quận công Oóclêăng (sau này là Vua Luy Philíp). Tuy học dốt toán, song Alếchxăng Đuyma lại rất ham mê thơ, kịch. Ông cũng rất thích nghiên cứu lịch sử. Đã có thời gian, chỉ trong vòng có mấy đêm, chàng trai trẻ đã viết xong vở kịch thơ 5 hồi "Hoàng hậu Crixtin".

Tuy nhiên, sự nghiệp văn học của Đuyma chỉ thực sự được tính đến khi vở kịch "Vua Hăngri III và triều đình" được công diễn năm 1829. Cùng với vở "Hécnani" của người bạn đồng niên Víchto Huygô, A. Đuyma đã góp thêm sức công phá dọn đường cho chiến thắng của chủ nghĩa lãng mạn. Từ đây cho tới phút từ giã cõi đời, A.Đuyma đã cho ra mắt bạn đọc cả thảy 140 vở kịch, chiếm ngôi vị gần như đầu bảng trong danh sách những tác giả có tác phẩm được dàn dựng nhiều nhất trên sân khấu thế giới thế kỷ XIX.

Dẫu thành công vang dội trong lĩnh vực sân khấu, nhưng nhắc đến A.Đuyma, người đọc không thể không nhắc tới vai trò "tiểu thuyết gia" của ông. Là người có trí tưởng tượng cực kỳ phong phú, có sức làm việc phi thường, A.Đuyma đã để lại cho đời những bộ tiểu thuyết hùng vĩ, làm say lòng bao thế hệ độc giả.

Người đương thời từng kể rằng, khi viết, Đuyma thường viết một mạch, hầu như rất hiếm khi ông tẩy xóa, sửa chữa, như thể, trong đầu ông có một sức mạnh siêu nhiên, khiến con chữ hoàn chỉnh ngay khi trào ra khỏi ngòi bút. Các báo đến lấy bản thảo của Đuyma về in thường không bao giờ chờ ông viết cho xong cả cuốn, mà lấy từng đoạn, từng chương in dần, theo kiểu viết tới đâu in tới đấy. Điều này cho thấy khả năng sáng tạo của ông thật đặc biệt.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm là, với những cuốn tiểu thuyết lịch sử, bao giờ trước khi viết A.Đuyma cũng soạn tài liệu một cách kỹ càng. Cũng nhiều khi ông soạn tư liệu rất kỳ công, song khi viết thì do mạch văn, cũng như sự lôi cuốn của các tình tiết và do sự bứt phá của trí tưởng tượng, ông đã vượt lên rất xa những điều được ghi lại từ các tư liệu sử học. Và A.Đuyma rất hiểu đặc điểm này của mình. Chẳng đã có lúc, để đối phó với lời phàn nàn, rằng "A.Đuyma đã đẻ ra những đứa con hoang khỏe mạnh hơn đứa con thực của lịch sử", tác giả "Ba người lính ngự lâm" đã tự tin trả lời bằng một câu nhận định trứ danh: "Lịch sử là gì? Đó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi lên mà thôi".

Từ quan điểm này của A.Đuyma, ta càng thêm hiểu, tại sao sinh thời, A.Đuyma rất được các bậc thức giả đánh giá cao ở mảng kịch, còn ở mảng tiểu thuyết, ông vẫn bị xem là "hạng hai", là tác giả dành cho đối tượng "số đông bình dân" mà thôi, bất kể một nhà văn khó tính như Guyxtavơ Flôbe (tác giả "Bà Bôvary") cũng đã từng có lúc phải thừa nhận rằng mình "bị quyến rũ bởi cái xù xì trong văn xuôi của Đuyma", và đại văn hào Víchto Huygô thì xem sự xuất hiện của Đuyma như sự "trở lại" của Vonte – một Vonte của nước Pháp thế kỷ XIX.

Sinh thời, ngoài sáng tác, Alếchxăng Đuyma luôn gây "chú ý" dư luận bởi những hành động "kỳ quặc" của mình. Ví như chuyện ông khắt khe trong việc lựa chọn màu giấy trước khi sáng tác: Giấy màu xanh để viết tiểu thuyết, giấy màu vàng để làm thơ, giấy màu hồng dành cho các thể loại khác. Hoặc như việc một thời gian dài ông kỳ công dạy cho con kên kên học… nói, không biết rằng kên kên là một loài chim không có thanh quản…

Tuy nhiên, vượt lên hết thảy là những câu chuyện có tính giai thoại liên quan đến các cuộc phiêu lưu tình ái của ông.

Theo một số nhà nghiên cứu thì Alếchxăng Đuyma bắt đầu quan hệ yêu đương từ khá sớm (năm ông mới 17 tuổi), có nghĩa là đồng thời với giai đoạn ông cho ra mắt công chúng vở kịch đầu tay. Và dần dà theo thời gian, cùng với sự thay đổi vị thế xã hội của Đuyma, "đối t

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *