PV : Nếu chúng ta đặt vấn đề so sánh truyện ngắn hiện nay với truyện ngắn các thời kỳ văn học đã qua để thấy tính thời đại cả về nội dung lẫn nghệ thuật, thì chị nhìn nhận như thế nào?

Nhà văn Dạ Ngân : Tôi thì tôi thích dùng chữ yếu tố thời đại hơn. Trong truyện ngắn hiện nay, tôi thấy các tác giả rất có ý thức về yếu tố thời đại, nhưng là ý thức khác với thế hệ trước. Tức là sự nhập cuộc của họ có tỉnh hơn, họ hay dùng cái tôi như một thứ lăng kính. Họ quan niệm văn chương là phải có độ lùi. Vì vậy, tôi thấy họ chín chắn hơn, họ không muốn minh họa hay là họ từ chối sự kêu gọi minh họa như văn chương thời bao cấp mắc phải. Bởi vì văn chương bao giờ cũng phải để thấm qua mười, hai mươi, ba mươi năm… thì người ta viết mới hay được, tất cả mới thành máu thịt, thành quặng vỉa trong con người để rút tỉa ra được. Độ lùi thời gian của người viết là thuộc tính của văn chương. Nó khác báo chí ở chỗ đó. Báo chí đi tiên phong phía trước. Văn chương bao giờ cũng là người thu dọn phía sau. Truyện ngắn hôm nay cũng viết về những vấn đề như mở cửa, vấn đề số phận của con người trong thời kỳ kinh tế thị trường… nhưng có cách thể hiện rất chững chạc.

PV : Chị có cảm nhận gì về những cây bút nữ đặc biệt mới xuất hiện và phần nào gây dư luận trong mấy năm trở lại đây?

Nhà văn Dạ Ngân : Tôi rất thú vị với hiện tượng mà người ta gọi là "âm thịnh dương suy". Tôi thấy dương không suy mà âm vẫn thịnh. Có lẽ hai lực lượng này luôn song hành. Có chăng đó là do đặc điểm trong xã hội Việt Nam, vai trò người phụ nữ rất lớn, rất quan trọng. Trong văn chương, họ là một đội ngũ rất đáng nể, và đóng góp của họ cũng rất lớn. Thí dụ như thế hệ trước thì có Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà… Sau này, vào thế kỷ 21, lại xuất hiện một lớp thế hệ mới và họ xuất hiện cũng bề thế lắm : như Nguyễn Ngọc Tư thì được khẳng định ngay, Phong Điệp, Đỗ Bích Thuý có thành tựu ngay, rồi bây giờ có Trần Thu Hằng ở Đồng Nai, Thu Trân ở Đồng Nai… Ở Sài Gòn, trẻ hơn cỡ Ngọc Tư tôi chưa thấy. Ở Hà Nội có một vài tác giả, tôi chú ý đến Đỗ Hoàng Diệu. Tôi thấy Đỗ Hoàng Diệu đi vào dòng hiện thực khắc nghiệt của Phạm Thị Hoài, đáo để nhưng mà thiếu kiềm chế. Ví dụ như trong một truyện ngắn, bao giờ mình cũng nói chừng mực để dành cho những truyện ngắn khác. Nhưng có lẽ, tác giả mới nên cái gì cũng muốn nói hết trong một truyện ngắn, thành ra người đọc thấy quá tải, dễ bị chối, chính vì vậy mà nó khó chấp nhận được ngay. Nhưng với tôi – là một đồng nghiệp, một người viết – thì tôi hoan nghênh, vì trước tiên phải có ý thức tìm tòi, phải vượt lên trên thế hệ đi trước, rồi sau đó nghề dạy nghề thì mình sẽ cao tay dần, sẽ giỏi hơn.

Riêng Ngọc Tư làm tôi rất ngạc nhiên và khâm phục, vì Ngọc Tư hình như chưa học hết cấp 3, nhưng mà tài năng bẩm sinh lớn. Chữ nghĩa đối với Ngọc Tư bao giờ cũng như không, nó là sự đóng góp rất tự nhiên của nghệ sĩ – cái này chỉ có thể định nghĩa bằng tài năng thôi, tài năng trời cho mới được như thế. Đỗ Bích Thuý thì khổ công hơn, có học hơn, nhưng cái vô thức không lớn bằng Ngọc Tư. Giữa hai người đều có những thành công đáng ghi nhận, nhưng hình như dư luận kỳ vọng ở mỗi người một kiểu. Kỳ vọng ở Ngọc Tư là kỳ vọng được đọc một cái gì đã có và nó thêm dần, thêm dần, còn Đỗ Bích Thúy – người ta kỳ vọng ở những cái dài hơi, những cái lớn hơn.

PV : Mấy năm nay vẫn còn nhiều tác phẩm văn học trung bình được đăng ở trên báo Văn Nghệ. Chị lý giải về điều này như thế nào?

Nhà văn Dạ Ngân : Tôi làm việc ở báo Văn Nghệ 7 năm, tôi cũng suy nghĩ nhiều. Tại sao diễn đàn của báo Văn Nghệ không được như ngày xưa? Có lẽ đây là câu chuyện lịch sử. Vì báo Văn Nghệ đã từng một thời vang bóng, nhưng sau đó, nó gượng dậy một cách khó khăn. Hơn nữa, diễn đàn của báo thiếu sức hấp dẫn về nhuận bút. Thí dụ một tác giả như Đỗ Chu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê hay Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp… chẳng hạn, một năm viết được vài truyện. Các báo khác họ trả nhiều tiền lắm, một truyện ngắn có khi là một vài triệu đồng, trong khi đó, Văn Nghệ chỉ trả được bằng một phần năm, một phần mười mà thôi. Cho nên, những nhà văn đó, không phải người ta tiếc gì với Văn Nghệ, nhưng trong cuộc sống rõ ràng phải có tính toán vì họ viết không được nhiều. Hai nữa, một số hội viên xuất hiện trên báo Văn Nghệ liên tục, thường xuyên thì số ấy đa phần cỗi và mòn. Có khi họ cũng biết vậy, nhưng nếu muốn thể hiện sự tồn tại thì họ phải xuất hiện trên diễn đàn Văn Nghệ, vì đây là báo của hội viên. Chính vì vậy mà truyện ngắn trung bình nhiều. Ba là các tác giả trẻ hoặc họ ngại, hoặc báo Văn Nghệ cũng chưa từng mạnh dạn với những hiện tượng thể nghiệm, với những tác giả th

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *