Với tôi, viết không phải là kể chuyện, viết cũng không phải là tâm sự, nên vốn sống không quan trọng lắm. Nghệ thuật viết mới là điều tôi quan tâm hơn cả. Nghệ thuật viết thì dù có ở Việt Nam hay ở Pháp, vẫn phải lao động ngang nhau. Càng viết là càng khám phá nghệ thuật viết, càng viết càng tạo được kỹ thuật viết, tôi cho rằng, người ta nói mài bút là thế. Và theo tôi hiểu thì những tác giả thực thụ thường sẵn sàng viết lại tác phẩm do chính tay mình viết ra, bằng một nghệ thuật viết khác.

Liên tục trong vòng 5 năm qua, nhà văn Thuận đã cho ra mắt 5 tiểu thuyết, gồm : "Made in Vietnam", "Chinatown", "Paris 11 tháng 9", "T mất tích" và "Vân Vy". Thuận mang đến cho độc giả sự ngạc nhiên về một bút lực sung sức và một phong cách văn chương độc đáo mà người ta sẽ khó quên nếu đã từng đọc tiểu thuyết của chị. Tháng 2/2009, tiểu thuyết "Chinatown" của nhà văn Thuận đã chính thức ra mắt độc giả Pháp qua sự chuyển ngữ của dịch giả Đoàn Cầm Thi. Trong chuyến công tác ngắn ngủi của chị về Việt Nam vào trung tuần tháng 4, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng chị

PV : Chị đã ra mắt bạn đọc 5 cuốn tiểu thuyết. Tôi biết, sẽ thật khó để trả lời câu hỏi : Tác phẩm nào để lại trong chị nhiều cảm xúc nhất, nhưng thực lòng, tôi rất muốn hỏi chị câu này.

– Thuận : Quan niệm của tôi là sáng tác càng ít bộc lộ cảm xúc riêng càng tốt, tác giả dù gần gũi tác phẩm đến mấy, vẫn phải giữ khỏang cách nhất định, để đừng áp đặt ý kiến cá nhân lên độc giả. Thế nhưng, "Chinatown" hình như đã vô tình làm hỏng quan niệm này. Có một đoạn mà khi viết, tôi đành để cảm xúc dẫn đường – Sân bay Nội Bài ngay trước giờ máy bay cất cánh, trời mưa tầm tã, nhân vật chính ngồi khóc một mình, cạnh đàn nhặng xanh ngắt của nhà vệ sinh công cộng. Paris cô biết sẽ không phải là thiên đường, mà là những tháng ngày đợi chờ vô vọng…

PV : Liên tục năm năm cho ra mắt 5 đầu sách, không ít người lo ngại rằng chị sẽ "hết vốn". Bản thân chị có thể hàng ngày vào mạng cập nhật thông tin, nhưng nếu chị không thực sự sống trong môi trường ấy, giữa những xung đột ấy thì trí tưởng tượng cũng khó có thể phát huy tác dụng…

– Thuận : Với tôi, viết không phải là kể chuyện, viết cũng không phải là tâm sự, nên vốn sống không quan trọng lắm. Nghệ thuật viết mới là điều tôi quan tâm hơn cả. Nghệ thuật viết thì dù có ở Việt Nam hay ở Pháp, vẫn phải lao động ngang nhau. Càng viết là càng khám phá nghệ thuật viết, càng viết càng tạo được kỹ thuật viết, tôi cho rằng, người ta nói mài bút là thế. Và theo tôi hiểu thì những tác giả thực thụ thường sẵn sàng viết lại tác phẩm do chính tay mình viết ra, bằng một nghệ thuật viết khác. Duras chẳng hạn, viết đi viết lại hai tiểu thuyết mới được "Người tình", thế mà vẫn chưa thỏa mãn, lại ngồi vào bàn để viết tiếp "Người tình Hoa Bắc".

PV : Theo chị, giữa thực tế cuộc sống (có ý nghĩa như chất liệu) và kĩ thuật viết – điều nào cần hơn với một người viết?

– Thuận : Kĩ thuật viết thường được coi là lý thuyết, nhà văn có thể học được ở sách vở. Nghệ thuật viết có lẽ là cái lý thuyết ấy sau khi đã được nhà văn thử nghiệm và chắt lọc để biến thành của riêng mình. Kĩ thuật viết thì nhiều, còn nghệ thuật viết không phải tác giả nào cũng có.

PV : Tại sao chị chọn "Chinatown" là tác phẩm đầu tiên để chuyển ngữ mà không phải là cuốn nào khác?

– Thuận : Tôi và dịch giả Đoàn Cầm Thi cùng đồng ý với nhau rằng, trong số 5 tiểu thuyết của tôi, "Chinatown" và "T mất tích" là tương đối hoàn chỉnh hơn cả.

PV : Liệu có thể hiểu là sau khi "Chinatown" ra mắt bản tiếng Pháp thì sẽ có "T mất tích" cũng sẽ được chuyển ngữ chăng, thưa chị?

– Thuận : Chúng tôi cũng muốn tin là như vậy.

PV : Chị có nghĩ tới điều này : Sẽ không dễ dàng để chen chân vào thị trường sách văn học tại Pháp và bản dịch "Chinatown" thậm chí không thể chào hàng được ở NXB nào vì nhiều lí do như : tác giả quá mới, văn học Việt còn nhiều khoảng cách với độc giả Pháp… vân vân và vân vân?

– Thuận : Thi và tôi đều không coi Thuận là tác giả đại diện cho văn học Việt Nam, nên bản dịch "Chinatown" đã được gửi tới nhà Seuil, nơi chưa từng nhận xuất bản một tác giả Việt Nam nào. Chúng tôi không muốn nhập vào cái biệt cư mà người Pháp vẫn dành cho văn chương Việt. Biệt cư này vào thì dễ, ra thì khó, dán mác xong có nguy cơ ở lại trọn đời.

PV : Có thể nói, chỉ trong một thời gian ngắn, nếu tính từ "Chinatown" (xuất bản năm 2005), thì trong vòng 5 năm qua, chị đã tiến được một bước dài trong việc neo giữ tên mình trong lòng độc giả Việt Nam. Không phải người cầm bút nào cũng làm được điều này. Với riêng chị, điều này có ý nghĩa như thế nào?

– Thuận : Nếu chị nói như thế thì tôi rất vui. Thực ra, suốt từ ngày về Việt Nam xuất bản "Chinatown", tôi chưa quay lại quê hương lần nào, nên không rõ tác phẩm của mình được tiếp nhận ra sao. Cuộc gặp gỡ với bạn đọc sắp tới khiến tôi hồi hộp lắm.

PV : Trong cách tác phẩm của mình, thủ pháp giễu nhại, hài hước luôn được chị sử dụng một cách linh hoạt, tạo được xúc cảm mạnh trong lòng độc giả. Xin hỏi : Chị có bị ảnh hưởng tính giễu nhại, hài hước này từ một nhà văn (hoặc người) nào đó không?

– Thuận : Tôi cũng không biết nữa. Các tác giả mà tôi yêu thích nói chung là nghiêm trang lắm. Có lẽ tại tôi sợ nước mắt, nên phải dựa vào hài hước. Tuy vậy, tôi cũng ý thức được rằng, hài hước không có nghĩa đơn giản là gây cười, cứ cù được là cù. Hài hước cũng phải là một hình thức nghệ thuật, và nếu hài hước nằm trong một tác phẩm văn chương thì nó cũng phải được đáp ứng các thách thức của văn chương, như câu từ, nhịp điệp… Tôi cũng tin rằng, nếu hài hước mà thành công thì nó sẽ khiến độc giả phải suy ngẫm, thay vì cười rồi quên ngay. Văn chương không như món mì ăn liền, tác giả rất cần sự tham gia của độc giả.

PV : Nhìn vào số lượng xuất bản sách r

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *