Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người đưa mẹ VNAH vào nghệ thuật
19/04/2011Ghi nhận công trình mỹ thuật độc đáo của nữ HS, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập bà Đặng Ái Việt là nữ họa sĩ vẽ chân dung mẹ VNAH nhiều nhất. Ít ai biết rằng cuộc hành trình của bà đã gian khổ đến đâu để có được kết quả như ngày hôm nay. Tuy nhiên bà lại bảo rằng: “Khó khăn thì công việc nào cũng có nhưng xét cho cùng tôi đang được nhiều hơn mất, thậm chí là được rất nhiều!”.
Những trái tim bay (sáng tác)
19/04/2011Viễn về rồi. Cái tin đó đến với tôi sau hơn mười năm dài dằng dặc. Nỗi nhớ qua ngần ấy năm đã được thời gian bào mòn và tán mỏng, chỉ còn sót lại chút tàn dư hư ảo. Yêu thương thành kỷ niệm.
Hạnh phúc giản dị
18/04/2011Tôi chợt lặng người! Chẳng lẽ chỉ một lần nấu cháo, một tô cháo thịt bằm có thể làm mọi người vui đến thế sao?
Nghe lúa (tạp bút)
18/04/2011Từ khi biết cầm muỗng tự ăn đã được người lớn dạy cách đối xử với hột cơm. Phải múc cơm cho gọn, phải lượm ăn bằng hết những hột cơm rơi ra trên bàn và phải vét sạch chén cơm. Đến khi biết cầm đũa thì phải và cơm cho gọn, không để cơm rơi vãi và vẫn là điệp khúc vét cho sạch chén cơm.
Văn hóa tranh luận
16/04/2011Trong một cuộc gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nói: “Báo chí đã thực sự đóng góp rất lớn vào thành công của kỳ họp, đồng thời đóng góp rất lớn vào phát triển của đất nước khi mà tranh luận xã hội đã đi cùng với phát triển trước những vấn đề lớn của đất nước, bước đầu đã hình thành văn hóa tranh luận trên báo chí...” - một lời khen đắng ngắt, trải qua gần hai thế kỷ báo chí nước nhà mới hình thành văn hóa tranh luận.
Lời cảnh báo trong Bàn tay của trời
16/04/2011Hơn 200 năm trước Lê Quý Đôn đã cảnh báo: Năm mầm mống của loạn: trẻ không kính già; trò không trọng thầy; binh kiêu, tướng loạn; tham nhũng tràn lan; sĩ phu ngoảnh mặt...
Người nặn hình nhân thế mạng cho ngư dân mất tích
14/04/2011"Tính đến giờ này, lão là đời thứ 8 của dòng họ Võ ở Lý Sơn. Dòng họ này đã nặn hình nhân bằng đất sét để thế xác cho những ngư dân mất tích". Câu chuyện của cụ Võ Văn Toại (72 tuổi), ở thôn Đông, xã An Vĩnh bắt đầu như thế.
Nghịch lý đạo văn thời Internet
14/04/2011Đạo văn không phải điều gì mới mẻ. Từ khi sáng tạo nghệ thuật của cá nhân được thừa nhận thì cũng kéo theo nạn đạo văn xuất hiện. Vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định có vấn đề đạo văn trước thời Khuất Nguyên để lại kiệt tác “Ly tao”. Như vậy, đạo văn cũng giống như bao sự trộm cắp khác, hoặc vì lợi, hoặc vì danh. Thế nhưng, dùng cách viết văn để kiếm danh lợi đã cực nhọc, mà dùng cách đạo văn để kiếm danh lợi còn nhục nhằn hơn!
Rụng rơi những mộng...
13/04/2011Những giấc mơ còm cõi dần, đuối dần, nhẹ dần. Nếu nhà Phật vỗ tay mừng bọn trẻ bây giờ sớm chạm đến bờ không, thì xã hội chắc cũng nên lo lắng kêu lên kìa tụi nó đã lụi tàn khát vọng, y học báo động về hội chứng chưa trẻ đã già.
Người nâng cánh bay quê nhà
13/04/2011Khi còn thơ bé, những món ăn dân dã mẹ nấu đã theo ông suốt cả cuộc đời. Và khi trở về, ông lại tìm về những món ăn đó, cảm nhận từng hương vị thân quen để bồi hồi, để thương nhớ. Lòng dặn lòng, sẽ không bao giờ quên được những chắt chiu, chăm sóc của mẹ từ thuở ấu thơ, sẽ không quên mùi vị quen thuộc của tép ram dừa, của canh chua cá lóc, của cá kho tộ… những đặc sản của miền Tây Nam bộ thân yêu…
Những mùa mía đắng
13/04/2011Những tưởng chỉ những nghề khác mới mặn mới đắng, nào ngờ nghề trồng mía và làm đường đúng ra phải ngọt ngào lại cũng mặn chát và đắng ngắt!
Những người kể chuyện cứu thế gian
13/04/2011Trong mỗi ngôi nhà, trong mỗi công sở, trong những lớp học, trong những quán cà-phê, trong những cuộc gặp gỡ và ngay cả trên gường ngủ của những đôi tình nhân và những cặp vợ chồng, chúng ta càng ngày càng ít thấy những câu chuyện tốt đẹp và kỳ diệu được vang lên ở những nơi chốn đó, nơi mà mới đây thôi (trong những năm tháng ấu thơ của mình), tôi vẫn được nghe ngày ngày như một sự ban phước.
Quyển sách của tuổi thơ
12/04/2011Tuổi thơ sống lại từ những quyển sách ấy luôn cho tôi một hạnh phúc vô điều kiện.
Chợ biển mênh mông ký (2)
12/04/2011Bây giờ, tàu chợ Đức Lợi là một trong nhiều các tàu chợ khác vận dụng phương thức "mua tận gốc, bán tận ngọn", tức là mua cá ngay tại ngư trường, bán trực tiếp cho nhà chế biến xuất khẩu hoặc người tiêu dùng là đầu mối ở các chợ trong và ngoài tỉnh.
Chợ biển mênh mông ký (1)
12/04/2011Đất nước mình được phân chia một cách ước lệ rằng "tam sơn - tứ hải - nhất đẳng điền", có nghĩa là ba phần núi, bốn phần biển, một phần đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp thì chỉ có một mà nông dân lại chiếm tới 85% nên thiếu việc làm là phải.
Khoác áo mới cho phim về đề tài chiến tranh
11/04/2011Năm 2011 bên cạnh sự nở rộ những dự án phim hành động của các hãng tư nhân (Lệnh xóa sổ, Chuộc tội, Long ruồi, Chân dài hành động…), phim chiến tranh cũng “được mùa” với ba dự án lớn đã, đang và sắp triển khai: Nếu anh còn được sống (Trung tâm Điện ảnh Chiều thứ bảy sản xuất), Mùi cỏ cháy và Những người viết huyền thoại (Hãng phim truyện VN sản xuất).
Viết chân dung văn học cần chân thực và đạo đức của người cầm bút
11/04/2011Lâu nay, trên báo chí nước ta có hiện tượng người viết đã khá liều lĩnh khi "tô vẽ" các chân dung nhân vật có thật. Người viết nhiều khi chưa hề quen biết, nhưng do "khai thác" hoặc "nghe lỏm" được chút ít tài liệu ở đâu đó, thế rồi cứ như thân thiết, gần gũi lắm với nhân vật, họ tự tiện thêm thắt, bịa đặt. Thế nên đã có nhiều trường hợp chính nhân vật được viết chẳng những đã không lấy làm vui mừng, mà còn phản ứng vì xấu hổ và tức giận.
Với đôi ba lần gian dối… (tạp bút)
11/04/2011Tiệc sinh nhật của anh P., bạn tôi, tổ chức ở một nhà hàng sang trọng. Tôi đến dự với chai rượu chúc mừng. Anh P. đứng bên vợ, tươi cười đón tiếp bạn bè. Thấy tôi, anh P. đi đến gần, hỏi nhỏ: “X.O đâu, sao không đi với ông?”.