Người giỏi không phải là người tích đầy kiến thức. Họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại…

Chưa thật thông minh, lại thiếu kỹ năng

Nếu hiểu "thông minh" theo cách hiểu của một số tác giả đã viết trên diễn đàn Tuần Việt Nam, tôi cho rằng, người Việt không thông minh, hoặc ít thông minh. Đơn giản là nếu người Việt thông minh thì sao đất nước giờ vẫn vào loại chậm phát triển, vẫn còn nhiều người khổ thế này? Nếu người Việt thông minh, sao mấy chục năm sau mới thừa nhận trường hợp ông Kim Ngọc?

Nếu người Việt thông minh, sao không biết giữ gìn di sản văn hóa, mà lại giữ theo kiểu "xây lò gạch" như câu chuyện Thành Tuyên? Nếu thông minh, sao lại không công nhận công nghệ giáo dục của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại? Nếu thông minh, sao đến thế kỷ XXI vẫn "con trâu đi trước cái cày đi sau?… Còn biết bao câu "nếu" nữa, tôi xin để dành bạn đọc khác viết ra…

Nhưng thôi, bàn về trí thông minh thì cũng phải định nghĩa trí thông minh là gì? Trong cuốn sách "7 loại hình trí thông minh", trên cơ sở phân tích những bằng chứng liên quan tới não và học thuyết về phân loại trí thông minh của TS. Howard Gardner, TS. Thomas Armstrong, tác giả cuốn sách, đã mô tả 7 loại hình trí thông minh của con người như sau :

1- Trí thông minh logic toán : Đây là loại trí thông minh liên quan tới con số (toán học) và mối quan hệ logic giữa các sự vật. Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực liên quan tới con số (toán, vật lý, hóa học, ngân hàng, tài chính… )

2- Trí thông minh ngôn ngữ : Đây là loại trí thông minh liên quan tới năng lực sử dụng ngôn ngữ. Những người có trí thông minh này thường là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội…

3- Trí thông minh không gian : Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc, địa chất, vật lý thiên văn…

4- Trí thông minh cơ thể : Đây là loại trí thông minh liên quan tới vận động của thân thể, thường có ở những vận động viên thể thao, nghệ sĩ múa…

5- Trí thông minh âm nhạc : Loại trí thông minh này thể hiện ở khả năng nghe nhạc, ghi nhớ nhanh giai điệu, sáng tạo ra các bản nhạc…

6- Trí thông minh về nội tâm : Thể hiện ở khả năng khám phá chiều sâu của bản thân…

7- Trí thông minh trong tương tác cá nhân : Những người có năng lực quan hệ với mọi người, nắm bắt được suy nghĩ của người khác, giỏi hợp tác, tập hợp mọi người, lãnh đạo…

Mặc dù phân chia như vậy, TS. Thomas Amstrong cũng khẳng định, một người có thể sở hữu nhiều loại trí thông minh. Điều này lý giải tại sao có những người xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

 

Những người giỏi nhìn chung là những nguời có cái nhìn hơn người, vượt ra khỏi khuôn khổ chuẩn mực thông thường (nên người "kém cỏi" thường không hiểu và không ủng hộ họ). Họ như cây cao vươn lên khỏi ngọn cỏ. Một mình họ một tư tưởng và kiên trì tư tưởng đó. Họ có khả năng dẫn dắt… Người giỏi không phải là người tích đầy kiến thức. Họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại…

Nói về những người giỏi thời đại ngày nay, cần nói thêm cả về kỹ năng, một vấn đề khác với thông minh. Thông minh là tố chất, nhưng kỹ năng có thể học. Một người có tố chất thông minh, nhưng thiếu kỹ năng thì hiệu quả làm việc vẫn không cao. Người Việt có thể có tố chất này (nên ra nước ngoài học tập thường bật lên được), nhưng đa số người Việt thiếu kỹ năng.

Quay trở lại câu hỏi "Người Việt có thông minh không", tôi nhận thấy, có lẽ chúng ta đang bàn người Việt có giỏi không, nghĩa là nhìn nhận một cách tổng hợp hơn, chứ xé lẻ ra như TS. Amstrong thì chắc người Việt có thể không sở hữu nhiều lắm một số loại trí thông minh.

Những người giỏi nhìn chung là những nguời có cái nhìn hơn người, vượt ra khỏi khuôn khổ chuẩn mực thông thường (nên người "kém cỏi" thường không hiểu và không ủng hộ họ). Họ như cây cao vươn lên khỏi ngọn cỏ. Một mình họ một tư tưởng và kiên trì tư tưởng đó. Họ có khả năng dẫn dắt…

Người giỏi không phải là người tích đầy kiến thức. Họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại…

Nói về những người giỏi thời đại ngày nay, cần nói thêm cả về kỹ năng, một vấn đề khác với thông minh. Thông minh là tố chất, nhưng kỹ năng có thể học. Một người có tố chất thông minh, nhưng thiếu kỹ năng thì hiệu quả làm việc vẫn không cao.

Người Việt có thể có tố chất này (nên ra nước ngoài học tập thường bật lên được), nhưng đa số người Việt thiếu kỹ năng. Tôi tạm nghĩ, người giỏi có lẽ là người sở hữu nhiều loại trí thông minh và có kỹ năng nữa.

Kỹ năng, hiểu đơn giản là cách làm việc, cách tổ chức công việc, cách điều hành, cách quản lý, cách đàm phán, cách lãnh đạo… để đạt hiệu quả cao nhất. Cuộc sống cũng đòi hỏi kỹ năng như kỹ năng ứng xử với bạn đồng lứa, kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng phòng lây nhiễm HIV, kỹ năng từ chối khi bị sức ép, kỹ năng quản lý gia đình…

Các kỹ năng là điều phải học. Một người kiến thức đầy mình, mấy chục năm thâm niên làm việc có khi hiệu quả không bằng một người mới ra trường vài năm mà có kỹ năng tốt. Một học giả uyên bác vẫn có thể là một người cha tồi, đơn giản vì thiếu kỹ năng.

Tôi đã có dịp làm việc với một số giáo sư, nhà khoa học Việt Nam có lẽ cũng khá kỳ cựu trong một ngành nọ. Họ tin họ nhiều kiến thức thì có thể hướng dẫn nông dân phòng bệnh cho gia cầm. Nhưng khi tôi mời họ đi giảng cho một số lớp học của nông dân, học viên không hiểu họ nói gì. Đơn giản vì các vị này không có kỹ năng giảng dạy.

Trí thông minh đóng vai trò gì ở đây? Có, vai trò của nó đơn giản chỉ là biết học cách làm hiệu quả của những người khác, học rất nhanh. Không biết thì phải học. Đừng sĩ diện. Những người như các vị giáo sư, tiến sĩ kia rất nhiều.

Thông minh thì không "huênh hoang"

Người Việt thông minh thì đã không nói nhiều những lời rỗng tuếch như thế! Chỉ có kẻ "ngu dốt, kém cỏi" mới không tự nhận thấy mình đang nói những lời rỗng tuếch, vô nghĩa. Nếu thông minh đã tự biết mình và luôn luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.

Tôi biết có một dự án rất lớn của nước ngoài cho Việt Nam để đào tạo hàng nghìn cán bộ trong một lĩnh vực mà tôi xin miễn nói tên. Dự án tiến hành được 10 năm. Bao nhiêu cán bộ được đào tạo đi đào tạo lại do chính chuyên gia quốc tế thực hiện. Tuy nhiên, khi quay trở lại đánh giá, chuyên gia phát hiện đại đa số những người này lại làm việc theo tư duy và phương pháp cũ.

Họ không thể từ bỏ được thói quen tư duy, và khi không làm được, họ quay sang đổ lỗi cho chuyên gia, cho lãnh đạo, cơ chế… miễn là không phải là tại họ.

Nếu người Việt thông minh, được đào tạo như thế, chất lượng sản phẩm của ngành đó phải được cải thiện rất nhiều mới phải.

Nên nói về trí thông minh thì cũng phải nói đến cái "hiếu học thật" (vâng, tôi cũng không tin người Việt hiếu học thật). Nếu hiếu học mà hiểu là dùi mài kinh sử thì theo tôi là hiểu rất hẹp. Lịch sử Việt Nam cũng chỉ mới đưa ra mẫu người dùi mài kinh sử mà ngày nay khó làm mẫu hình cho cách học tập của thời hiện đại.

Nền giáo dục thuộc địa của Pháp đã cho Việt Nam một số trí thức có nền tảng học vấn đáng kính phục, nhưng vấn đề kỹ năng vẫn chưa được giải quyết. Đến nền giáo dục của ta thì tôi thấy không những không được nền tảng kiến thức vững chắc' mà cũng không cả kỹ năng.

Nền giáo dục của các nước XHCN cũ cũng chỉ cho những người có học vấn mà thiếu kỹ năng. Những người là sản phẩm của nền giáo dục Xô Viết hay của các nước XHCN cũ để bước sang thời đại mở cửa, để làm việc với quốc tế, điều họ phải học nhiều nhất là kỹ năng làm việc.

Thế hệ trẻ hơn may mắn được tiếp thu một nền giáo dục tiên tiến đều đang làm việc với một phong cách khác. Họ rất giỏi vì nhận được kiến thức và kỹ năng. Hi vọng lớp người này sẽ đưa đất nước tiến nhanh hơn.

Hãy hỏi người trẻ hôm nay, câu hỏi Người Việt có thông minh không, có thể chúng ta sẽ nhận được một cách nhìn nhận rất khác.

Dù không thông minh lắm, nhưng sự thật là rất nhiều người Việt đủ thông minh để hiểu rằng, không nên lấy quá khứ ra để chứng minh người Việt thông minh nữa.

Dân tộc nào cũng có lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước đáng tự hào. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm rồi. Hãy nghĩ xem phẩm chất nào, trí tuệ nào của người Việt trong chiến tranh có ích cho hòa bình và phát triển thì hãy giữ và phát huy cái đó, còn lại, người Việt phải học làm ở những nước đã làm rất giỏi chứ đừng "huênh hoang".

Làm cho tốt và đạt hiệu quả cao, chất lượng cuộc sống của người nghèo được nâng lên nhanh chóng, xã hội có kỷ cương, văn minh, diệt được tham nhũng, nói thật và làm thật… thì lúc ấy mới có thể nói người Việt rất thông minh.

Nguyễn Điệp Hoa – Theo TVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *