Đúng lúc và đúng cách – Đó là lời khuyên của Bác Hồ về nghệ thuật phê bình, góp ý người khác nếu ta muốn sự góp ý này phát huy hiệu quả tối đa.

Theo như ông Vũ Kỳ – thư ký riêng của Bác – kể lại (trong cuốn hồi ký "Bác Hồ viết Di chúc" – NXB Sự thật, 1989) thì hôm ấy "Lúc ngồi vào bàn ăn, Bác đã thân mật dặn tôi, ăn cơm vừa phải còn để bụng ăn chuối tiêu. Vừa ăn chuối Bác vừa hỏi tôi: "Chú thấy bánh gatô có ngon không?". "Thưa Bác, ngon lắm ạ". "Thế Bác mời chú ăn cơm, không nói cho chú biết là sẽ có bánh gatô tráng miệng, cứ để chú ăn no căng bụng, thì lúc ăn bánh gatô có còn ngon nữa không?". "Thưa Bác lúc đó sẽ bớt ngon ạ!". "Bớt ngon mà Bác cứ bắt chú ăn, liệu chú có khó chịu không?"… Bác cứ dẫn dắt như thế rồi kết luận: "Bánh ga tô ngon nhưng ăn không đúng lúc cũng không ngon. Tự phê bình và phê bình cũng vậy. Phải đúng lúc và đúng cách. Và điều quan trọng là phải biết tôn trọng lẫn nhau".

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều bài viết… có tính phản biện của các bậc nhân sĩ, trí thức đối với một số chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong các thời kỳ trước đây được dẫn lại trên một số trang web. Đọc các văn bản này, không ít lần trong tôi nảy sinh câu hỏi: Không biết những ý kiến, kiến nghị ấy có đến được tận tay những người có trách nhiệm thời ấy không? Và nếu đến thì hiệu ứng của nó thế nào? Nếu không trực tiếp thì liệu nó có gián tiếp tác động tới sự điều chỉnh chính sách hoặc cách xử thế của những người cầm cân nảy mực?

Hẳn có nhiều câu trả lời cho các vấn đề này, song điều mà tôi nhận thấy trước nhất là: Đã có một số bản kiến nghị, góp ý… mặc dù sự việc, tình tiết nêu lên là đúng (thì đến những người dân bình thường thời ấy còn nhìn ra được như thế nữa là), song cách đặt vấn đề lại thiếu tính xây dựng, thậm chí, từ một vài hiện tượng nhỏ lẻ, họ khái quát lên thành bản chất của cả chế độ. Nói như một triết gia nước ngoài là người ta hắt đi chậu nước đục nhưng đồng thời cũng hắt luôn cả đứa bé ngồi trong chậu nước.

Tôi không dám khẳng định là cách phê bình, góp ý kiểu ấy sẽ không được những người có trách nhiệm lưu tâm lắng nghe, nhưng rõ ràng, một khi động cơ của người phê bình, góp ý… không thực sự trong sáng, thì những điều họ đưa ra nếu có bị hạn chế tác dụng, âu cũng dễ hiểu và là lẽ… hoàn toàn tự nhiên.

Trong cuốn nhật ký của mình (NXB Thanh Niên ấn hành năm 2006, tập 3, trang 173), nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã ghi lại một vụ việc xảy ra ngày 7/12/1956 trong văn giới như sau: "Nhóm văn nghệ Hà Nội thấy trong tập Thơ – tập Văn không có người Hà Nội, nên họp lại, đả kích kháng chiến, cho là công thần, nói họ vào Hà Nội là do lãnh đạo sai vv… Họ làm kiến nghị đòi một ủy viên Thường vụ tới để nghe họ đọc". Đến đây, Nguyễn Huy Tưởng buông nhận xét: "Thật không còn thể thống gì nữa". Mới thấy, với những kiến nghị quá đà và hoàn toàn xuất phát từ những bức bối cá nhân, không cứ dư luận đâu xa mà ngay người trong văn giới cũng thấy khó có thể cảm thông!

Liên hệ với nhiều ý kiến phê bình, kiến nghị… trước một số vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hiện nay, có thể nói, bên cạnh những đóng góp rất thẳng thắn, chí tình… của các văn nghệ sĩ, trí thức, ta cũng thấy đây đó còn những ý kiến phê bình, kiến nghị… thể hiện sự cố chấp, thiếu tính xây dựng, thậm chí, nhìn từ góc độ đạo lý còn chưa thực… nhân văn.

Điều này khiến tôi lại nhớ tới một đoạn viết về vấn đề thực hành dân chủ trong sinh hoạt Đảng trong bản Di chúc bất hủ của Bác Hồ: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".

Cũng cần nói thêm ở đây: Trong bản thảo gốc của bản Di chúc lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (đã được sao chụp và phổ biến rộng rãi trên nhiều ấn phẩm báo chí), ta có thể thấy, những chữ "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" được Bác ghi chêm vào bằng bút đỏ (bên cạnh những dòng được Người thực hiện bằng máy chữ). Điều ấy chứng tỏ: Ngoài việc khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc "tự phê bình và phê bình", Người còn lưu ý tới một yếu tố không thể xem nhẹ, đó là yếu tố tình người trong phê bình. Chắc chắn, khi viết bổ sung mấy chữ này, vị lãnh tụ dày dạn kinh nghiệm trong đối nhân xử thế đã lường trước các tình huống lợi dụng danh nghĩa "phê bình" để có những hành xử thái quá đối v

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *