Với năm Mậu Tý như ta đã thấy quả là một năm kỳ lạ, gắn liền với sự hoành hành dữ dội liên tiếp của 2 cơn bão lạm phát và giảm phát. Trên 86 triệu dân Việt đã nỗ lực không ngừng để gồng mình ứng phó hết cơn bão nóng lại đến bão lạnh của nền kinh tế. Thế giới phẳng của toàn cầu hóa quả đang ngày càng có những tác động nhất cử nhất động đến Việt Nam.

Một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Gần 365 ngày qua, đã có lúc nguyên nhiên liệu trên thị trường thế giới sốt xình xịch – tăng gấp đôi, gấp ba so với vài tháng trước, vậy là hơn 86 triệu dân Việt lập tức cũng bị cuốn theo những cơn sốt tưởng như không có điểm dừng trên thị trường quốc tế.

Ngay từ đầu năm 2008, lạm phát đã diễn biến với tốc độ chóng mặt. Quý I năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng(CPI) đã vượt chỉ tiêu cả năm đã được đặt ra trước đó khi tăng tới 9,19% (trong khi cả năm 2007, CPI chỉ có độ tăng là 12,63%). Chưa bao giờ đất nước lại đương đầu với nhiều cơn sốt nóng như vậy. Sốt gạo, sốt vàng, sốt USD sốt thép, sốt nguyên nhiên vật liệu…

Khi giá dầu thế giới vọt lên mức gần 150 USD/thùng vào đầu tháng 7/2008 thì cũng chỉ ít ngày sau, ngày 21/7/2008, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng, có loại tăng tới hơn 30%, ví như xăng A92 tăng từ 14.500đồng/lít lên 19.000 đồng/lít…

Gần 365 ngày qua, hơn nửa chặng đường của năm, trên phương tiện truyền thông cụm từ ám ảnh và được nhắc với tần suất dày đặc là hai cụm từ "lạm phát" và "kiềm chế lạm phát". Và để ứng phó với nó, công cụ được các nhà quản lý nghĩ đến đầu tiên là công cụ lãi suất cơ bản.

Từ ngày 19/5/2008, lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ 8,57% tăng lên 12%/năm, và qua một số lần điều chỉnh tiếp theo lãi suất cơ bản đã tăng lên ở mức kỷ lục của năm 2008 là 14%, tương đương với mức cho vay tối đa 21% ở các ngân hàng thương mại. Mức tăng này, dường như chưa thoả mãn với sự mong muốn của không ít ông chủ ngân hàng thương mại.

Nhiều ngân hàng vẫn muốn xé rào lãi suất cho vay tối đa 21%, muốn đẩy lãi vay lên cao nữa thông qua việc lạm thu các loại "phí" trong khi các doanh nghiệp vay vốn đã ngấm đòn lãi suất cao đang rên xiết trước nguy cơ phá sản vì gánh nặng lãi suất. Cả nền kinh tế căng như sợi dây đàn…

Cũng trong gần 365 ngày qua, bước vào quý cuối cùng của năm 2008, cơn bão thứ hai sau bão lạm phát hoành hành. Ấy là bão giảm phát. Hàng loạt quốc gia trên thế giới bước vào thời kỳ suy thoái. Giá nguyên nhiên liệu trên thị trường quốc tế tụt dốc không phanh. Giá dầu thô lao dốc một lèo về mốc trên dưới 35 USD/thùng.

Giảm phát, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế đã kéo cả thế giới vượt từ năm 2008 sang năm 2009 với nhiều nỗi khắc khoải lo âu. Hơn 86 triệu dân Việt lại thêm một lần nếm trải những hệ lụy với những mặt trái của thế giới phẳng thời hội nhập. Sự suy thoái kinh tế của các cường quốc cũng là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã khiến những doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh như may mặc, giày da, đồ gỗ… điêu đứng vì đầu ra bị thu hẹp.

Giờ đây, chuyện người lao động mất việc làm đã trở thành câu chuyện thời sự nóng bỏng, đau đầu với từng người dân lẫn các nhà quản lý. Nhưng cũng ở thời khắc này, khi thị trường xuất khẩu hàng Việt Nam dần trở thành những khe cửa hẹp trong cơn suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì thị trường hơn 86 triệu dân lại đang trở thành một thứ "ao ta" tiềm năng quý giá.

Không bỏ ngỏ thị trường nội địa, nhiều năm qua có doanh nghiệp viễn thông non trẻ như Viettel đã gặt hái những thành quả vô giá. Mậu Tý có thể là một năm sóng gió đối với nền kinh tế đất nước, nền kinh tế toàn cầu nhưng với doanh nghiệp chỉ thuần khai thác chủ yếu thị trường nội địa trên 86 triệu dân như Viettel dường như là một ngoại lệ khi gặt hái tới 8.600 tỷ lợi nhuận trong năm 2008.

Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp doanh nghiệp này đạt mức tăng trưởng năm sau tăng gấp đôi năm trước. Bám chắc thị trường nội địa, trên nền tảng thực lực thâm hậu đó để vươn xa ra những thị trường viễn thông quốc tế còn hoang sơ như Lào, Cuba… phải chăng Viettel đang là một gợi ý hay cho các doanh nhân cũng như các nhà hoạch định chính sách?

Những nỗ lực chặn đà suy giảm kinh tế ở cấp điều hành cao nhất đã được nhanh chóng ban hành. 3.000 ngàn tỷ đồng đã được Chính phủ hoạch định đầu tư cho 61 huyện khó khăn nhất của cả nước. Khoảng 3.800 tỷ dự kiến để kịp thời hỗ trợ các hộ nghèo đón Tết Kỷ Sửu, với mức 200 ngàn đồng mỗi người; 17 ngàn tỷ đồng kích cầu cũng đã có hướng giải ngân hợp lý… Đó là những quyết sách quan trọng đã được quyết định tại phiên họp Thường trực Chính phủ tuần qua.

Với gói kích cầu 17 ngàn tỷ đồng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đều được thụ hưởng trực tiếp khoản kích cầu 17.000 tỷ đồng của Chính phủ, thông qua việc Chính phủ bù lãi suất 4% khi vay vốn lưu động ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trước đó, ngày 31/12/2008, Ngân hàng Nhà nước cũng kịp thời đưa ra 7 giải pháp góp phần ngăn đà suy giảm kinh tế. Trong đó có giải pháp gỡ khó rất kịp thời Ngân hàng Nhà nước cho phép: Xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành; không phạt do quá hạn trả nợ vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu th

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *