Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đêm 19/10 đánh giá dịch COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu sau gần 3 năm kể từ khi tình trạng này được ban bố lần đầu tiên.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO

Ủy ban khẩn cấp của WHO cho rằng kể cả khi số ca mắc COVID-19 đang giảm ở nhiều nơi trên thế giới, các quốc gia vẫn cần duy trì cảnh giác và đẩy mạnh việc tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương nhất. Mặc dù số ca tử vong hàng tuần do COVID-19 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát, song vẫn ở mức cao so với những bệnh khác do virus gây ra.

Giáo sư Didier Houssin – Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp của WHO: “Hiện vẫn còn nhiều trường hợp tử vong và nhiều điều không chắc chắn liên quan đến các biến thể, cũng như vẫn còn lo ngại rằng việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu có thể làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine hoặc phương pháp điều trị COVID-19.”

Trong khi dịch COVID-19 vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, thì dịch tả lại có dấu hiệu gia tăng trên thế giới. WHO đêm qua thông báo tạm dừng phác đồ tiêm phòng tả đủ 2 mũi và thay bằng phác đồ tiêm 1 mũi do thiếu vaccine.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Sự bùng phát dịch tả hiện nay đang gây áp lực chưa từng có đối với kho dự trữ vaccine ngừa bệnh tả. Chiến lược tiêm phòng 1 mũi đã được chứng minh là hiệu quả trong các đợt bùng phát dịch trước đó, mặc dù bằng chứng về thời gian bảo vệ còn hạn chế.”

Theo WHO, kể từ đầu năm đến nay, đã có 29 quốc gia trên thế giới báo cáo xuất hiện các ổ dịch tả do các nguyên nhân như hạn hán, lũ lụt, xung đột, thiếu nước sạch sử dụng,…/.

Thái Kim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *