Vụ tấn công làm sập tòa nhà và vùi lấp nhiều người dưới đống đổ nát.

Vụ tấn công mới nhất đặt một dấu hỏi đối với chiến lược rút quân khỏi các thành phố Iraq của Mỹ cách đây vài tuần và trao lại quyền kiểm soát cho các lực lượng an ninh địa phương.

Theo chiến lược này, hơn 80.000 lính Mỹ sẽ rút khỏi Iraq trong năm 2010 và sẽ được rút hết vào cuối năm 2011. Vụ tấn công cũng thách thức Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, người đã ra lệnh dỡ bỏ khỏi đường phố Baghdad những bức tường bê tông dài nhiều cây số có nhiệm vụ bảo vệ người dân khỏi các vụ đánh bom cảm tử.

Hiện chưa có ai nhận trách nhiệm về một loạt vụ khủng bố mới đây, song về phương thức chúng rất giống với cách mà các chiến binh Hồi giáo Sunni thực hiện. Nhóm này có quan hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda và đang muốn châm ngòi cho một cuộc thánh chiến mới với lực lượng Hồi giáo dòng Shi’ite ở Iraq. Các cuộc chiến giữa hai lực lượng Hồi giáo này đã từng đẩy Iraq tới bờ vực một cuộc nội chiến.

Số thương vong của vụ tấn công vào ngày 19/8 vừa qua đã khiến các quan chức Mỹ và Anh bị chỉ trích về những tuyên bố cho rằng tình hình an ninh ở Iraq đã được cải thiện sau các đợt truy quét lớn của Mỹ trong năm 2007.

Hơn nữa, nó còn gây hoài nghi về hiệu quả của mô hình "chống nổi dậy" đang được Mỹ sử dụng để truy quét lực lượng Taliban ở Afghanistan. Bạo lực lại dấy lên tại Iraq cũng đặt ra câu hỏi lớn về khả năng tự chủ của các lực lượng an ninh địa phương do Mỹ và Anh huấn luyện, một mục tiêu mà Mỹ đặt ra không chỉ cho Iraq mà cả Afghanistan.

Thanh Tâm (Theo TTXVN, Reuters)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *