Chiều cao trung bình của những tượng đất này này khoảng 1,9m, vượt xa chiều cao trung bình của người Trung Quốc từ trước đến nay… |
Toàn bộ những gì lộ ra ngày nay là sự miêu tả cảnh Hoàng đế ra ngoài thành hoặc cảnh cử hành những nghi lễ long trọng.
Giáo sư Lưu, người đã có hơn 20 năm tiến hành nghiên cứu những tượng đất nung đó cho rằng trong số tượng đất đó bao gồm cận thần, đặc vệ. Đây đều là những người có chút thân phận thì mới có thể đảm nhiệm, chứ không phải là những binh sĩ xuất thân bình thường.
Ông chỉ ra rằng chiều cao trung bình của những tượng đất này này khoảng 1,9m, vượt xa chiều cao trung bình của người Trung Quốc từ trước đến nay, hơn nữa kiểu tóc của họ rất cầu kỳ và khác lạ. Đồng thời, trong tình hình tự trang bị quân phục thì quần áo và giầy tất của họ lại đều nhất thống một kiểu và được làm rất cẩn thận. Điều này cho thấy họ là những nhân tài của nước Tần đã được tuyển chọn kỹ và cho hưởng những đặc quyền riêng.
Quan trọng hơn là những tượng đất này được đặt tại cổng chính của lăng mộ – phía bắc cổng Đông Tư Mã, đây là vị trí rất trọng yếu trong kiến trúc của lăng mộ. Ông Lưu nói: “Những người có thể trông coi cổng Tư Mã, không ai khác ngoài người của hệ thống quan quân đặc vệ này. Nói chính xác hơn, trông coi cổng Tư Mã tức là cổng cung điện, chính là hệ thống đặc vệ chịu trách nhiệm về sự an toàn và các sinh hoạt trong cung điện của Tần Thuỷ Hoàng.”
Còn như các đồ tuỳ táng trong lăng mộ cũng có các kiểu mẫu khác nhau, phù hợp với các tiêu chí kiến trúc của nhà Tần, ví dụ như cung điện, chuồng trại, miếu thờ và các nơi thờ cúng hoặc tổ chức nghi lễ. Kiểu tuỳ táng này có bắt nguồn từ cách thức mai táng theo truyền thống. Việc phán đoán thân phận của các quan quân đặc vệ này là việc làm không thể thiếu.
Một vài học giả đã nghiên cứu và khảo cổ lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong thời gian dài đã cho biết, giới khảo cổ vẫn còn đang nghiên cứu tính chất cụ thể của các binh mã bằng đất nung, giả thuyết cho rằng những binh mã này không thuộc hệ thống quân đội, mà là một hệ thống quan quân tồn tại suốt từ thời Tây Chu đến thời Tam Quốc, nếu nói theo lịch sử Tần Hán thì khó thuyết phục, nhưng việc suy xét và nghiên cứu những binh mã đất nung có hơn 2000 năm lịch sử này vẫn còn là vấn đề phải chờ đợi.
Theo VietNamNet