Cũng liên quan đến nỗ lực xanh hóa nền kinh tế, các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham của Anh mới đây đã giới thiệu tua bin gió đầu tiên trên thế giới do trí tuệ nhân tạo (AI) thiết kế, có khả năng tối ưu hóa quá trình sản xuất năng lượng sạch.
Tua bin gió này có tên Birmingham Blade được thiết kế để lắp đặt tại thành phố Birmingham, tức một địa điểm cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất làm việc về mặt địa lý. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Birmingham, tua bin gió “cục bộ” này có hiệu suất cao gấp 7 lần so với các tua bin truyền thống ở tốc độ gió thấp.
Tiến sĩ Kit Windows-Yule – Đại học Birmingham cho biết:
“Điều thú vị là mọi chi tiết nhỏ nhất về hình dạng của tua bin gió này, từ vòng xoắn, góc cạnh đều được AI tinh chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất có thể.”

Tua bin gió đầu tiên do ai thiết kế

Tua bin gió Birmingham Blade được thiết kế có các cánh quạt cong hình chữ S, tạo ra luồng gió xoáy ở giữa và cho phép tua bin hoạt động trong điều kiện vận tốc gió chỉ đạt 3,6 mét/giây, thấp hơn nhiều so với tốc độ 10 mét/giây cần thiết để các tua bin gió truyền thống có thể hoạt động. Hiện nhóm nghiên cứu cũng đang phát triển một tua bin gió khác được thiết kế để lắp đặt tại thành phố Edinburgh.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *