Các nhà khoa học Tây Ban Nha mới đây đã xác nhận sự xuất hiện lần đầu tiên của virus cúm gia cầm H5N1 trên xác hai cá thể chim Skua – một loài chim săn mồi phổ biến ở Nam Cực. Điều này làm dấy lên quan ngại về khả năng lây nhiễm virus H5N1 cho những con chim cánh cụt và nhiều loài động vật khác tại Nam Cực.
Hội đồng cấp cao về Điều tra khoa học của Tây Ban Nha cho biết xác của hai cá thể chim Skua đã được phát hiện gần Trạm nghiên cứu khoa học Primavera của Argentina trên lục địa Nam Cực hồi đầu năm nay và sau đó được gởi đến Tây Ban Nha để xét nghiệm. Kết quả phân tích cho thấy, 2 con chim nói trên đã nhiễm chủng cúm gia cầm độc lực cao H5N1. Các nhà khoa học cho biết, những con chim này có thể đã nhiễm bệnh trong quá trình di cư.

Phát hiện virus cúm H5N1 ở Nam cực
Trong những tháng gần đây, dịch cúm gia cầm H5N1 đã làm chết nhiều loài chim và động vật có vú ở một số khu vực trên thế giới. Lục địa Nam Cực và các đảo lân cận là nơi tập trung hàng trăm ngàn chim cánh cụt và chúng sống rất gần nhau. Do vậy, các nhà khoa học bày tỏ lo ngại về nguy cơ virus H5N1 sẽ lây lan nhanh chóng.

Minh Thái 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *