Kể từ năm 2018, ngày 03/6 hàng năm được Liên Hiệp Quốc chọn là Ngày Xe đạp Thế giới nhằm khuyến khích việc sử dụng xe đạp để cải thiện sức khỏe, bảo vệ môi trường và kích thích phát triển xã hội. Năm nay, chủ đề của sự kiện này là “Nâng cao sức khỏe, sự bình đẳng và tính bền vững thông qua việc đi xe đạp”.
Ngành giao thông vận tải hiện chiếm một phần tư lượng khí phát thải toàn cầu. Do vậy, xe đạp được coi là phương tiện thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu được công bố hồi năm ngoái cho thấy, nếu mỗi người dân trên thế giới đều sở hữu xe đạp và đạp xe trung bình 1,6 km/ngày thì thế giới sẽ giảm được gần 700 triệu tấn khí thải gây ô nhiễm mỗi năm.
Không chỉ vậy, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc dùng xe đạp để đi lại cũng giúp bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tiểu đường. WHO đã công nhận đi xe đạp là động lực thúc đẩy việc đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, bao gồm các mục tiêu về giáo dục, năng lượng, việc làm và bất bình đẳng.

Ngày xe đạp thế giới: phương tiện giao thông hữu ích

“Khi đi xe đạp, tôi có thời gian nhìn ngắm đường phố xung quanh và cảm thấy thư giãn. Đây cũng là một hình thức rèn luyện thể thao để bảo vệ sức khỏe.”
“Việc đạp xe giữa thành phố đông đúc giúp tôi di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, đạp xe cũng giúp tôi cải thiện sức khỏe.”
Thực tế cho thấy xe đạp là công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành giao thông, giáo dục và y tế. Cụ thể, ở một số khu vực kém phát triển, đạp xe vừa là cách thức di chuyển vừa là một cách giúp người dân rèn luyện sức khỏe. Tại các thành phố lớn, xe đạp là cầu nối giữa các giải pháp giao thông công cộng, giúp việc đi lại giữa các trạm xe buýt, bến tàu trở nên thuận tiện hơn.

Minh Thái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *