Ảnh minh họa (Internet)

1 nhóm các nhà thiên văn học của Mỹ và châu Âu cho biết vừa tìm thấy bằng chứng về 1 hố đen được cho là trẻ nhất nằm ở dải thiên hà láng giềng với dải Ngân hà nơi có Trái đất của chúng ta.

Hố đen, còn gọi là lỗ đen, là 1 vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ 1 dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng, thoát ra khỏi mặt biên của nó (hay còn gọi là chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử.

Các hình ảnh chụp từ Đài thiên văn tia X Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy siêu tân tinh này là 1 hố đen đang được hình thành. Sao băng này được đặt tên là SN 1979C đã được nhà thiên văn nghiệp dư Gus Johnson ở bang Maryland, Mỹ tình cờ phát hiện vào năm 1979 ở rìa của dải thiên hà M100. Kể từ đó, các nhà thiên văn học đã không ngừng quan sát siêu tân tinh trên.

Ở tuổi 30, siêu tân tinh này được các nhà thiên văn học tin là hố đen trẻ nhất ở thiên hà láng giềng của Trái đất. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận ngày sinh chính xác của 1 hố đen.

Nhà vật lý thiên văn Kimberly Weaver thuộc Trung tâm Phi đội Vũ trụ Goddard của NASA cho biết: “Chúng tôi biết rằng siêu tân tinh này rất trẻ và đang trong tuổi thơ ấu. Chúng tôi muốn quan sát xem các cấu trúc của hố đen này có liên quan nhau và thay đổi như thế nào trong các giai đoạn tuổi trẻ, từ khi siêu tân tinh được sinh ra cho đến khi trở thành 1 ngôi sao trẻ, 1 ngôi sao trưởng thành, già đi và tạo ra vật chất ra sao. Đây là cách để chúng ta hiểu được cấu tạo vật lý của hố đen.”

Nằm cách Trái đất 50 triệu năm ánh sáng, các tia X và ánh sáng phát ra từ siêu tân tinh phải mất 50 triệu năm để đến được Trái đất khi di chuyển với vận tốc ánh sáng là 300.000km/s. Các nhà phân tích tia X phát ra từ siêu tân tinh cho rằng siêu tân tinh được vun đắp bởi vật chất rơi ra từ 1 siêu tân tinh ban đầu hoặc có thể từ 1 siêu tân tinh đồng hành khác.

Các nhà khoa học tin rằng hố đen được hình thành theo nhiều cách khác nhau. Còn trong trường hợp này, siêu tân tinh được hình thành từ thời điểm cuối cùng trong quá trình tiến hóa của 1 ngôi sao lớn gấp 20 lần Mặt Trời của chúng ta. Vào thời điểm đó, ngôi sao đã co lại tới 1 kích thước giới hạn dẫn đến 1 quá trình gọi là suy sụp hấp dẫn. Không có lực vật lý nào có thể ngăn cản sự suy sụp, dẫn đến sự hình thành hố đen.

Anh Dũng
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *