Trưởng nhóm khám phá của hơn 60 nhà khoa học, giáo sư Lee Berger đến từ Đại học Witwatersrand cho biết đây là 1 khám phá mang tính đột phá: “Chủng vượn người 1,9 triệu tuổi này trong điều kiện đặc biệt. Cả 2 sống và chết cùng 1 thời. Cả 2 là loài trong họ vượn người hoàn toàn mới đối với khoa học.”
Nhóm nghiên cứu phát hiện các hóa thạch này cách đây 2 năm trong 1 hang động gần thủ đô Pretoria của Nam Phi. Các hóa thạch này cao khoảng 1,3m được ước đoán từ 1,8 đến 2 triệu tuổi gồm 1 cá thể đực khoảng 10 tuổi và 1 cá thể cái khoảng 25 đến 35 tuổi vào lúc chết.
Nhóm khoa học cho biết hệ xương và kích thước não của loài vượn người này cho thấy nó thuộc vào chi vượn Australopithecus. Nhưng khung xương chậu và răng lại thuộc về chi người. Họ cho rằng việc đánh giá dựa trên các thông tin này và tuổi của các hóa thạch, Australopithecus Sediba có thể là loài trung gian giữa vượn người và người tiền sử.
Anh Dũng