![]() |
Sự hiện của các nhà đầu tư Ảrập đã đem lại một diện mạo khác hẳn cho Man City. Ảnh: AP. |
Tính đến thời điểm này, tức gần một năm sau vụ chuyển giao quyền lực ấy, số tiền mà các ông chủ mới chi cho Man City đã tiến đến rất gần con số khó tin ấy. Không những thế, họ cũng sẵn sàng lập nên một kỷ lục mới nữa trong làng bóng đá Anh – kỷ lục về quỹ lương cho đội một – với hơn 120 triệu bảng mỗi mùa, nếu hoàn tất thành công kế hoạch tuyển mộ những ngôi sao lớn trong hè này.
Tổng chi phí để HLV Mark Hughes đưa về 14 cầu thủ kể từ khi ADUG – tập đoàn thay mặt các nhà đầu tư Ảrập – xuất hiện cuối hè năm ngoái, cộng thêm chi phí tiền lương trả theo hợp đồng cho số cầu thủ này đã đạt mốc 455 triệu bảng. Con số này có thể tăng thêm 200 triệu bảng nữa, trong vòng một hoặc hai tuần tới.
Chủ tịch Man City, Khaldoon al-Mubarak từng khẳng định chắc nịch, đội của ông sẽ tậu 6 cầu thủ trong hè này. Sau khi hoàn tất các vụ tuyển mộ Gareth Barry, Santa Cruz, Tevez và Adebayor, danh mục mua sắm của Man City vẫn khuyết 2 cái tên nữa. Đó là hai trung vệ John Terry (Chelsea) và Joleon Lescott (Everton).
Phí chuyển nhượng Terry và Lescott dao động từ 20 triệu đến 40 triệu bảng cho mỗi người. Tương tự, mỗi người trong họ sẽ ngốn thêm khoảng 20 triệu đến 75 triệu bảng tiền lương. Nếu không mua được bộ đôi này, "Man xanh" sẽ chuyển hướng sang các mục tiêu lớn khác, có giá trị lớn hơn hoặc chí ít cũng tương đương.
![]() |
Nếu có thêm Terry, Man City sẽ sớm lập nên những kỷ lục mới về quỹ lương và mức chi tiêu. Ảnh: DM. |
Với kế hoạch tuyển mộ này, chi tiêu của Man City sẽ chẳng mấy chốc vượt Real Madrid. Nếu tính cả vụ tuyển mộ Ronaldo, Kaka và Benzema, CLB thủ đô Tây Ban Nha dự kiến sẽ chi khoảng 500 triệu bảng từ hè này đến hè sang năm vào chi phí chuyển nhượng và tiền lương. Kỷ lục chi tiêu cho một mùa giải trong làng bóng đá Anh trước khi thuộc về Chelsea, trong năm đầu tiên dưới thời Abramovich chỉ là 400 triệu bảng, từ tháng 7/2003 đến tháng 6/2004.
Chelsea hiện cũng là đội giữ kỷ lục về quỹ lương trong một mùa bóng, ở mùa 2007-2008. Con số được đề cập lúc ấy là 172 triệu bảng, nhưng sau khi trừ đi 23 triệu bảng bồi thường cho việc sa thải HLV (Mourinho, Grant) và 30 triệu bảng chi phí cho các thành viên không thuộc đội một, quỹ lương của Chelsea mùa ấy chỉ là 119 triệu bảng. Quỹ lương đội một của Man City hiện giờ là 101 triệu bảng, nhưng nó sẽ tăng thành 120 triệu bảng với các hợp đồng mới trong vài tuần tới.
Dễ thấy việc trả lương cao đang là vũ khí lợi hại của Man City trên thị trường chuyển nhượng. Gareth Barry hay Adebayor là 2 ví dụ điển hình cho thấy lương bổng ở sân City of Manchester hấp dẫn như thế nào. Khoản phí chuyển nhượng lần lượt 12 triệu bảng và 25 triệu bảng của hai cái tên trên là không quá lớn, nhưng Man City vẫn giành được người họ muốn, nhờ mức lương tuần đề nghị là 130.000 bảng (Barry) và 170.000 bảng (Adebayor). Những con số ấy cao gấp rưỡi đề nghị từ Liverpool, Chelsea và gấp đôi mức hai ngôi sao này lĩnh ở CLB cũ.
![]() |
Adebayor là ngôi sao mới nhất mà Man City giành được nhờ sức mạnh về tài chính. Ảnh: MCFC. |
John Terry, biểu tượng chiến thắng của Chelsea và có tình yêu sâu đậm với đội bóng từng đạo tạo ra anh, cũng đang dao động dữ dội trước đề nghị từ Man City. Đơn giản bởi tại Stamford Bridge, trung vệ thủ quân tuyển Anh chỉ lĩnh "vẻn vẹn" 130.000 bảng mỗi tuần, chẳng bằng nửa mức 280.000 bảng mỗi tuần, nếu đồng ý chuyển hộ khẩu sang sân City of Manchester.
Chi tiêu của các đại gia theo tính toán của Times (Anh) (đơn vị tiền tệ: bảng Anh) |
1. Manchester City (từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009) Ba hợp đồng đắt giá nhất Tổng chi đến thời điểm này: 455 triệu 2. Chelsea (7/2003 – 6/2004) 3. Real Madrid (6/2009 – 5/2010) Tổng chi đến thời điểm này: 376 triệu |
Theo Minh Kha (VnExpress)