Chuyện kể Đất phương Nam: Đò dọc, đò ngang
28/05/2024Nằm ở hạ nguồn của dòng Mekong, châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có hai dòng chảy chính là Tiền Giang, Hậu Giang cùng hàng ngàn sông rạch lớn nhỏ. Theo tiến trình khai phá, nơi đây hình thành một mạng lưới với trên 14.000 cây số thủy lộ, tạo nên cảnh tàu thuyền chật sông, ngày đêm qua lại như sách Gia Định thành thông chí từng miêu tả miền sông nước này.
Phim tài liệu: Sắc đỏ Vĩnh Long
21/05/2024Dòng Mekong đổ về hạ lưu qua hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, mang phù sa cho châu thổ Tây Nam bộ. Không chỉ bồi đắp nên những đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn bốn mùa hoa trái, những hạt phù sa mịn, chìm sâu vào lòng đất đã lắng tụ thành những mỏ đất sét quý giá. Và từ xa xưa người Vĩnh Long đã tận dụng nguồn đất sét quý giá ấy để hình thành một làng nghề với quy mô lớn vào hàng bậc nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long: Làng nghề gạch gốm.
Nhịp sống đồng bằng: Chợ phiên trên cù lao xanh
21/05/2024Một cù lao xanh giữa dòng sông Tiền quanh năm cây trái bốn mùa. Nơi có phiên chợ nhóm họp cố định thứ bảy hàng tuần được nhiều người mong đợi. Những món bánh quê nhà làm, những loại nông sản cây nhà lá vườn, người bán người mua chân tình, vui vẻ làm nên nhịp sống thanh bình đặc trưng miền Tây Nam bộ.
Ký sự truyền hình | Chín cửa sông rồng - Tập 2: Về cửa Hàm Luông
13/05/2024Sông Mê kong chảy vào lãnh thổ Việt Nam, phân thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sông Cửu Long đổ ra biển Đông theo chín cửa, hình thành các cồn bãi, rừng mắm đước cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú. Vậy nhưng, ở những cửa sông này người dân đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Rừng mất… Đất lở… Mặn lấn sâu nội đồng….Người dân từng bước thích ứng để duy trì sinh kế…Nội dung được phản ánh qua loạt Ký sự truyền hình Chín cửa sông rồng.
Ký sự truyền hình | Chín cửa sông rồng - Tập 1: Mạch nguồn cửa tiểu, cửa đại
06/05/2024Sông Mê kong chảy vào lãnh thổ Việt Nam, phân thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sông Cửu Long đổ ra biển Đông theo chín cửa, hình thành các cồn bãi, rừng mắm đước cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú. Vậy nhưng, ở những cửa sông này người dân đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.Rừng mất… Đất lở… Mặn lấn sâu nội đồng….Người dân từng bước thích ứng để duy trì sinh kế…Nội dung được phản ánh qua loạt Ký sự truyền hình Chín cửa sông rồng.
Chuyên đề kinh tế: Phát huy nội lực logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long
05/12/2023ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, đóng góp 18% GDP và phần lớn sản lượng nông – thủy sản xuất khẩu của cả nước với các sản phẩm chủ lực là lúa gạo, trái cây và thủy sản. Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics của vùng còn nhiều hạn chế, nên chi phí cao và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Do đó, cần có những định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn và điểm nghẽn trong phát triển nhằm phát huy những lợi thế sẵn có để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cho vùng ĐBSCL.
Chuyện hôm nay: Đồng bằng sông Cửu Long trước hiểm họa sạt lở
10/07/2023Đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL ghi nhận hàng trăm điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với độ dài hơn 700 km ảnh hưởng đến sự an toàn, đời sống và sản xuất của người dân. Đã có 5 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long và Bạc Liêu ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đối với 10 khu vực bờ sông, bờ biển. Thực trạng trên cho thấy, ĐBSCL cần cấp bách triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi mà những dự báo về tình hình sạt lở sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Tọa đàm: Đồng bằng sông Cửu Long trước hiểm họa sạt lở - Trailer
07/07/2023Hiện tại, ĐBSCL có hàng trăm điểm sạt lở với chiều dài lên đến hơn 740km. Nhiều nhà cửa, đất đai trong phút chốc bị nhấn chìm. Dự báo hiện tượng này sẽ còn diễn biến phức tạp, mức độ nghiêm trọng hơn, phạm vi bị ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Vì vậy, ĐBSCL cần cấp bách triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển.
Chuyên đề kinh tế: Đánh giá PCI 2022 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
16/05/2023Kết quả Báo cáo PCI 2022 cho thấy điểm số và thứ hạng của các địa phương vùng ĐBSCL đã phân tán chứ không còn hội tụ ở tốp trên như những năm trước đây. Xu hướng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế vẫn được duy trì nhưng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của nhiều địa phương vùng ĐBSCL lại giảm mạnh.
Chuyên đề kinh tế: Liên kết phát triển giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long
21/03/2023Vấn đề liên kết, hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL giữ vai trò hết sức quan trọng và là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Liên kết sẽ giúp cho việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh và sử dụng các nguồn lực sẵn có của toàn Vùng hiệu quả hơn. Ngoài ra, liên kết sẽ tạo ra quy mô kinh tế và năng lực cạnh tranh cao hơn, mạnh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương. Với tinh thần đó, trong thời gian qua, các tỉnh, thành trong vùng đã tích cực phối hợp với TP.HCM triển khai nhiều hoạt động liên kết, hợp tác phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Chuyện hôm nay: Nhận diện kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long qua báo cáo thường niên 2022
05/08/2022Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện, đã được công bố tại thành phố Cần Thơ vào ngày 1/8 vừa qua. Báo cáo năm 2022 có chủ đề “Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp” được thực hiện trong bối cảnh ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… đến lựa chọn mô hình tăng trưởng khi kinh tế vùng đã phát triển đến ngưỡng. Cùng với đó, 13 tỉnh, thành ĐBSCL đang phải thiết lập lại quy hoạch, xây dựng lại chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội cấp tỉnh phù hợp với Quy hoạch tích hợp vùng đã được Chính phủ ban hành. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần nhận diện được những thách thức, điểm nghẽn tăng trưởng, mô hình phát triển mới và các chính sách cần xây dựng để phát triển ĐBSCL theo đúng định hướng...
Chuyện hôm nay: Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực điều hành kinh tế
20/05/2022Báo cáo chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức thực hiện là công cụ đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam qua góc nhìn của doanh nghiệp, báo cáo PCI 2021 cho thấy nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã không còn giữ được điểm số và thứ hạng cao như các năm trước...
Chuyện hôm nay: Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó xâm nhập mặn
18/02/2022Xâm nhập mặn là thách thức lớn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mùa khô năm nay, tình trạng thiếu nước ngọt được dự báo sẽ ít nghiêm trọng như năm 2019 - 2020, nhưng cũng không kém phần gay gắt so với năm 2015 - 2016. Công tác ứng phó của Ngành nông nghiệp, các địa phương đang được chuẩn bị ra sao nhằm tránh những thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân?
Chuyện hôm nay: Liên kết phục hồi kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
24/12/2021Liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhằm thúc đẩy phát triển bền vững giữa các tỉnh, thành trong khu vực và với Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như cả nước. Bởi nếu liên kết tốt sẽ phát huy thế mạnh vùng nguyên liệu nông, thủy sản lớn nhất nước. Nhu cầu liên kết này hiện ngày càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh cả nước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ, đây cũng là vấn đề chính được thảo luận năm nay tại Diễn đàn Mekong Connect 2021 với chủ đề "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới"...
Chuyện hôm nay: Đầu tư đường bộ cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long
28/05/2021Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, chiếm 12% diện tích, 19% dân số và đóng góp gần 18% GDP của cả nước. Thế nhưng, toàn vùng chỉ mới có duy nhất tuyến cao tốc Trung Lương – TP.HCM được lưu thông với tốc độ 100km/h, với chiều dài 40km, tương đương khoảng 3% số km đường cao tốc của cả nước. Việc thiếu các tuyến đường bộ cao tốc kết nối đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động thu hút đầu tư và là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL.
Phóng sự: Giảm nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long - Tập 3: Chuyển đổi sản xuất
25/03/2021Đời sống của người dân nông thôn ĐBSCL hôm nay đã được nâng lên đáng kể. Để đạt được kết quả này, các địa phương và hộ dân đã có nhiều nỗ lực, và linh hoạt tìm ra những kế sách phù hợp với điều kiện thực tế của từng nơi, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, mà nhất là những diễn biến mới của thị trường.
Phóng sự: Giảm nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long - Tập 1: Chuyện của đất
11/03/2021Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là vựa lúa gạo; vựa trái cây; vựa thủy sản lớn nhất cả nước, với dân số chiếm khoảng 1/5 tổng dân số cả nước. Người dân đồng bằng sông Cửu Long sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, có sức đóng góp đến 20% GDP của cả nước hàng năm... Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người dân khu vực này luôn thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Nơi đây luôn có tỉ lệ người nghèo cao, nhất là ở khu vực nông thôn. Nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, trong những thập niên gần đây, công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân đồng bằng sông Cửu Long luôn được đặt lên hàng đầu, với mục tiêu hướng đến là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngay trên quê hương của mình.
Phóng sự: ĐBSCL với kỳ vọng về ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XIII
30/01/2021ĐH toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước ta, với những định hướng chiến lược trọng đại, nhằm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới. ĐBSCL kỳ vọng, và tin tưởng Đảng và Chính phủ sẽ tiếp tục có những quyết sách phù hợp, kịp thời và hữu hiệu, tạo điều kiện cho vùng đất trù phú, còn nhiều tiềm năng này phát triển nhanh, mạnh và bền vững hơn
Phóng sự: Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long - chuyển đổi để vượt qua thách thức
16/01/2021Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chủ trương thuận thiên của Chính phủ, dựa trên nền tảng bảo vệ sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên được các địa phương quán triệt. Tuy nhiên, cần tiến hành từng phần việc, từng ngành hàng cụ thể, như thủy sản, trái cây, lúa gạo,..theo xu hướng tích cực hơn. Hoạt động sản xuất có thay đổi, nên có chuyển đổi tích cực thì nông sản đồng bằng mới có thể đủ sức tiếp cận và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, cải thiện cuộc sống nông dân.
Chuyện hôm nay: Mekong Connect 2020 - chuỗi giá trị sản phẩm Đồng bằng sông Cửu Long
18/12/2020Mekong Connect 2020 diễn ra trong bối cảnh ĐBSCL không chỉ đối mặt với những khó khăn, bất lợi về biến đổi khí hậu, khô hạn – xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,… mà còn đang đứng trước những thách thức mới từ thị trường, như xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới, hay những tác động của dịch bệnh COVID-19,… Do đó, việc tăng cường liên kết để phát triển những chuỗi giá trị sản phẩm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng tốt hơn cho kinh tế đồng bằng.