Chuyên đề kinh tế: Thúc đẩy liên kết du lịch giữa TP.HCM và ĐBSCL
17/12/2024Liên kết phát triển du lịch là một trong những nội dung hợp tác quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Mối liên kết được xây dựng dựa trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, văn hóa và tài nguyên du lịch đặc thù của mỗi địa phương. TP.HCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tiếp tục phát huy các sản phẩm liên kết đã xây dựng, đồng thời định hướng phát triển các sản phẩm, tuyến du lịch đường sông kết nối giữa các địa phương trong vùng và giữa vùng với TP.HCM.
Chuyên đề kinh tế: Tăng cường hợp tác giữa TP.HCM và ĐBSCL
03/12/2024Thành phố Hồ Chí Minh là động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm liền kề Thành phố Hồ Chí Minh, vùng ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố có tiềm năng, lợi thế sản xuất nông nghiệp, thủy sản, du lịch sinh thái. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh để phát huy hiệu quả các nguồn lực khai thác các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy liên kết, phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL và TPHCM.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long định hướng phát triển kinh tế xanh
19/11/2024Phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ và đô thị gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong ba quan điểm phát triển của Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra các giải pháp để triển khai định hướng chiến lược phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển du lịch đường sông gắn với làng nghề gạch gốm
05/11/2024Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL, giữa sông Tiền và sông Hậu, có vị trí địa lý và địa hình phù hợp phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long. Thời gian qua, tỉnh đã tập trung định hướng phát triển loại hình du lịch “sinh thái sông nước miệt vườn” kết hợp tham quan trải nghiệm văn hóa, lịch sử địa phương. Vĩnh Long cũng đang nỗ lực khai thác những tài nguyên du lịch để tạo nét riêng, tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Trong đó, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá độc đáo của làng nghề gạch gốm truyền thống.
Chuyên đề kinh tế: Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch ĐBSCL
22/10/2024Vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng. Ngành du lịch của vùng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cả nước và tăng sức hấp dẫn du khách thì du lịch ĐBSCL cần nâng cao chất lượng các điểm đến, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách du lịch trong và ngoài nước. Điều này phụ thuộc nhiều vào việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng để có thể phát huy những tiềm năng, thế mạnh du lịch của vùng tạo thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngành du lịch ở ĐBSCL.
Chuyên đề kinh tế: Chuyển đổi du lịch xanh
08/10/2024Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm và trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Du lịch xanh sẽ là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế xanh, giúp thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng tới mục tiêu đạt Net Zero - khí thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Với tiềm năng du lịch sinh thái dựa trên cảnh quan sông nước miệt vườn, vùng ĐBSCL đã và đang có những mô hình du lịch cộng đồng góp phần thực hiện chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chuyên đề kinh tế: Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
01/10/2024Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP đã góp phần thúc đẩy sản xuất và phát triển được nhiều sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP cũng được tăng cường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương. Từ đó, giúp các chủ thể sản xuất OCOP từng bước đưa sản phẩm tiếp cận và thâm nhập vào các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị và các sàn thương mại điện tử.
Chuyên đề kinh tế: Tăng cường kết nối giao thương với các thành phố lớn
17/09/2024Thời gian qua, 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều chương trình, hoạt động liên kết hợp tác để thực hiện các mục tiêu phát triển trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ, xuất khẩu, năng lượng và công tác quản lý nhà nước của ngành công thương.
Chuyên đề kinh tế: Xu hướng phát triển khu công nghiệp xanh
03/09/2024Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 35 năm hình thành và phát triển, hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam đã bao phủ 61/63 tỉnh thành. Đến nay, nước ta đã có 418 khu công nghiệp, bao gồm 371 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 39 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển và 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu. Riêng vùng ĐBSCL có 122 khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng diện tích 137.516 ha, trong đó có 52 khu công nghiệp, khu kinh tế đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 106.874 ha. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển các khu công nghiệp theo hướng xanh, sinh thái và bền vững.
Chuyên đề kinh tế: ĐBSCL nâng cao chất lượng quản trị môi trường
20/08/2024ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp – thủy sản trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tình trạng thời tiết cực đoan, vấn đề ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa cũng là những thách thức đặt ra đối với quá trình phát triển của vùng. Do đó, bên cạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các địa phương vùng ĐBSCL cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng quản trị môi trường để thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp Vĩnh Long mở rộng sản xuất kinh doanh
06/08/2024Trong nửa đầu năm 2024, tỉnh Vĩnh Long ghi nhận 230 doanh nhiệp mới thành lập và quay lại hoạt động, trong đó có 186 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 2.791 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã cấp mới chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 05 dự án, với tổng số vốn đăng ký tương đương 266,5 tỷ đồng và 1,28 triệu đô la Mỹ; có 07 dự án đầu tư mở rộng, trong đó có 02 dự án trong nước với số vốn đăng ký tăng thêm 92 tỷ đồng và 05 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI với số vốn đăng ký mở rộng là 3,92 triệu đô la Mỹ. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh cũng đã mở rộng quy mô quy mô đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024.
Chuyên đề kinh tế: Giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2024
30/07/2024Trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế Vĩnh Long đạt mức tăng trưởng khá, tăng 4,77% so với cùng kỳ và tăng đều cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. UBND tỉnh, cùng các cấp, các ngành quyết tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 từ 6,5% theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chuyên đề kinh tế: Kinh tế Vĩnh Long tăng trưởng toàn diện
16/07/2024Trong 6 tháng đầu năm 2024, với sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh ủy, sự điều hành chủ động của Ủy ban nhân dân tỉnh; sự đồng thuận, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long cải thiện chỉ số xanh - PGI
02/07/2024Theo kết quả Báo cáo PGI 2023, tỉnh Vĩnh Long đã tăng 11 bậc, vươn lên vị trí thứ 10 của cả nước và đứng đầu ở khu vực ĐBSCL. Đây là kết quả đánh giá những nỗ lực chuyển đổi sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và công tác quản lý, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, ứng phó thiên tai, giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long phát triển công nghiệp theo quy hoạch mới
18/06/2024Theo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phương hướng phát triển công nghiệp tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, đi đôi với phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đối với các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất, nước.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng
04/06/2024Theo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phương hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm du lịch lịch sử văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Chuyên đề kinh tế: Kỳ vọng của doanh nghiệp đối với Luật Đất đai 2024
21/05/2024Luật Đất đai năm 2024 đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18/01/2024 nhằm thay thế Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2024 có nhiều điểm mới hướng tới khắc phục những vướng mắc, hạn chế phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2013. Đồng thời, nhiều điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 cũng được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL.
Chuyên đề kinh tế: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng cao
07/05/2024Tiếp nối năm 2023, xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm 2024 vẫn đang duy trì được mức tăng trưởng cao. Dự báo nhu cầu của các thị trường nhập khẩu gạo trong năm nay sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, thị trường gạo thương mại toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, cần có những dự báo tình hình thương mại gạo thế giới kịp thời và điều hành xuất khẩu gạo phù hợp để tận dụng cơ hội thị trường, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo đạt được hiệu quả và bền vững.
Chuyên đề kinh tế: Đào tạo lao động chất lượng cao
30/04/2024Tỉnh Vĩnh Long có nguồn nhân lực dồi dào với trên 587 nghìn lao động, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 66%. Vĩnh Long còn là 1 trong 2 trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất vùng ĐBSCL với 03 trường đại học và 01 phân hiệu trường đại học; 02 trường cao đẳng; 01 trường trung cấp tư thục. Đây là lợi thế rất quan trọng để Vĩnh Long có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho tất cả các dự án đầu tư, nhất là những dự án đòi hỏi đội ngũ lao động lành nghề chất lượng cao.
Chuyên đề kinh tế: Thị trường tín chỉ Các-bon
16/04/2024Chuyển dịch xanh là yêu cầu tất yếu và cấp thiết để chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh hóa và bền vững. Nhiều quốc gia phát triển đã đặt ra các yêu cầu về tiêu chuẩn xanh đối với sản phẩm hàng hóa. Một trong những thước đo quan trọng là giảm lượng khí thải gây ô nhiễm ra môi trường thông qua việc kiểm đếm và quy đổi thành “Tín chỉ Các-bon”. Trên thế giới cũng đã hình thành thị trường mua bán các loại “Tín chỉ Các-bon” nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch xanh, hướng đến phát triển kinh tế trung hòa các-bon.