Tàu thuyền va vào nhau, va phải đá ngầm, độ ngập nước quá sâu sẽ khiến nước lọt vào khoang tàu. Lúc này cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tàu chìm hay làm chậm tốc độ chìm tàu để chờ cứu viện.

+ Tàu thuyền loại lớn va đập vào nhau hay đụng phải đá ngầm do có khoảng cách ly nên những tổn thất ở mức độ nhẹ, thường không gây nên nguy cơ chìm tàu. Cần đóng tất cả cửa xoay thông ra biển, mở bơm xả nước, đồng thời vá bít lỗ thủng. Nhưng nếu tàu thuyền bị tổn thất nặng do nước lọt vào quá nhiều, thậm chí thân tàu gãy nứt và nhanh chóng nghiêng chìm xuống, lúc này cần lập tức chạy lên boong, ngồi vào bè cứu sinh hay mặc áo cứu sinh, bỏ tàu nhảy xuống biển.

+ Thuyền loại nhỏ bị thủng lỗ, nước lọt vào, nếu lỗ thủng ở sát độ sâu ngập nước của tàu thuyền thì chọn hướng thích hợp rồi di chuyển thay đổi vị trí vật nặng, điều chỉnh vị trí người trên thuyền, khiến thân thuyền nghiêng về phía vẫn còn tốt, khiến cho lỗ thủng nằm ở trên mép nước, làm nước không thể nào tràn vào khoang thuyền. Nhưng thuyền không được nghiêng quá mức để tránh thuyền bị lật nghiêng.

Nếu lỗ thủng quá thấp, ở dưới độ sâu ngập nước của thuyền thì dùng máy bơm bơm nước ở đáy thuyền hay dùng sức người để tát nước trong khoang thuyền ra ngoài rồi tích cực lấp kín chỗ thủng lại.

Một chiếc thuyền bị chìm trên sông Cái – Ảnh : Bá Dương (Nguồn Internet)

+ Nếu tàu thuyền chở quá nặng, độ sâu ngập nước của tàu quá sâu, lại có thêm sóng biển, nước lọt vào khoang, cần ném bỏ một số hàng hóa có giá trị không cao lắm nhưng có trọng lượng khá nặng. Cũng có thể cho một số thuyền viên mặc áo cứu sinh rồi nhảy xuống nước để làm giảm độ sâu ngập nước của tàu. Những thuyền viên còn lại tận dụng thời gian để bơm ra ngoài lượng nước tích trong khoang tàu hay ném bỏ một số hàng hóa.

+ Nếu trên thuyền có dù chống rò thủng thì nhanh chóng dùng dù chống rò thủng để ứng cứu.

+ Nếu tìm được vải mịn, vải bạt, vải nhựa dày thì bít lỗ thủng từ bên ngoài, lợi dụng áp lực nước tạm thời khiến vải dính sát vào mép thuyền.

+ Cũng có thể trước tiên dùng túi vải bạt, miếng nhựa bọt, đệm nhựa bít lỗ thủng từ trong khoang thuyền rồi chống đỡ bằng ván gỗ, bàn, ghế.

+ Cũng có thể dùng ván gỗ, đệm nhựa, vải dầu. Trước tiên, dùng dây cột vào thiết bị trên cùng phía lỗ thủng, dây hướng xuống dưới. Từ dưới đáy thuyền vòng dây sang mép thuyền bên kia rồi kéo chặt, giữ cố định, khiến nó dính chặt vào lỗ thủng từ bên ngoài.

+ Nếu thấy trong khoang thuyền có nước ngấm vào từ từ thì cẩn thận tìm ra chỗ rò thấm, bao gồm cả các nút xoay thông ra biển và các đường ống. Nếu tìm được chỗ rò thấm thì dùng các đồ vật như thảm, nhựa cây chống thấm để bít chặt lỗ thủng lại.

+ Cho dù nước rò rỉ đã được khống chế, nhưng vẫn phải quan sát, đồng thời đưa thuyền chạy nhanh vào bờ. Nếu trên thuyền có vật nặng hay nhiều hành khách, nếu có thể, nhanh chóng di chuyển họ lên con thuyền an toàn khác để thuyền nhẹ bớt. Sau khi quay về bờ thì nhanh chóng tu bổ lại.

(sưu tầm) 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *