Bất luận là núi lửa tắt hay đang hoạt động đều có khả năng phun ra dung nham bất cứ lúc nào. Núi lửa phun là một tai họa lớn, sức người không thể nào xoay chuyển được. Các biện pháp ứng phó tức thời cũng khó có tác dụng, nhưng núi lửa phun thường có dấu hiệu báo trước.

– Núi lửa tĩnh lặng nhiều năm, nay phát ra tiếng ầm ì.

– Hoạt động địa chấn tăng lên.

– Sông ngòi gần đó tỏa ra mùi lưu huỳnh, nước sông trở nên ấm.

– Đỉnh núi bao phủ một màn hơi nước.

– Có mưa a-xít, giọt nước mưa làm nhói đau da.

– Tro núi lửa và thể khí nóng bỏng ngắt quãng, phun ra từ miệng núi lửa.

+ Nếu đang ở khu vực núi lửa, khi phát hiện những dấu hiệu báo trước núi lửa phun, cần lập tức dời xa ngay. Nếu núi lửa đã phun, cần nhanh chóng thoát đi.

+ Nếu bị dung nham núi lửa đuổi sát, cần lập tức leo lên chỗ đất cao.

+ Khi thoát thân, cần bảo vệ vùng đầu để tránh đá văng vào đầu gây thương tích. Tốt nhất nên đội mũ phòng hộ, nhét vào nắm giấy báo bên trong mũ rồi đội mũ lên đầu.

+ Dùng khăn tay ướt, khăn mặt ướt hay khăn choàng ướt che – bịt mũi miệng để lọc bụi bặm và khí độc.

+ Đeo kiếng bảo vệ mắt

+ Mặc quần áo dày để bảo vệ cơ thể.

+ Không được vào nấp tránh trong những công trình xây dựng phổ thông, đề phòng tro núi lửa và đá gây đổ sập mái nhà.

+ Nhìn lên núi, khi thấy một màn “mây núi lửa nóng rực” gồm bụi trộn lẫn thể khí cuồn cuộn bay về hướng mình thì cần lập tức chạy xuống tầng hầm kiên cố hay nhảy vào sông ngòi gần đó, ghìm nén hơi thở để tránh tai họa. Thường thì “mây núi lửa nóng rực” chỉ lướt qua trong vòng 30 giây.

+ Khi núi lửa đã phun một lần rồi tĩnh lặng lại vẫn cần nhanh chóng rời bỏ khu vực tai họa vì núi lửa có thể phun trào mãnh liệt lại bất cứ lúc nào.

(sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *