Theo một cuộc nghiên cứu trên tờ Behavioral Ecology, những dấu chấm tròn ở các loài vật như ở bướm chống lại các loài động vật ăn thịt rất hiệu quả vì chúng là những nét riêng nổi bật, chứ không phải chúng bắt trước hình thù con mắt của chính kẻ thù của động vật ăn thịt. Các nhà động vật học đã dựa trên lý thuyết 150 năm đầy thách thức cùa trường Đại học Cambridge về việc tại sao những dấu tròn này có hiệu quả chống lại các loài động vật ăn thịt.

Nhiều loại động vật sở hữu những dấu chấm phòng vệ để tránh bị ăn thịt, bao gồm có các mẫu hoa văn nhằm giảm bớt nguy cơ bị phát hiện (sự ngụy trang), để cảnh báo rằng con vật này có chứa độc tố hay không thể ăn thịt được (cảnh báo màu sắc), hay để bắt chước giả làm con vật khác hay vật thể khác ("bắt chước" và "giả dạng"). Bên cạnh đó, nhiều loài như bướm, ngài và cá đều có hơn hai cặp dấu chấm tròn, thường được gọi là “những đốm mắt”. Nhiều đốm mắt rất hữu hiệu khi hăm dọa được hay làm cho động vật ăn thịt giật mình, và có thể giúp ngăn chặn một cuộc tấn công. 150 năm qua người ta đã khẳng định rằng đó là bởi vì chúng bắt chước những con mắt của chính kẻ thù của loài động vật ăn thịt.

Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà động vật học trường Đại học Cambridge là Martin Stevens, Chloe Hardman, và Claire Stubbins, đã cho thấy rằng giả thuyết được công nhận rộng rãi này không có chứng minh thực nghiệm.

Stevens, Hardman, và Stubbins đã kiểm nghiệm phản ứng của loài chim rừng ăn thịt đối với con ngài được chế tạo từ giấy chống thấm nước. Các mẫu hoa văn đặc biệt như những đốm mắt đáng sợ với nhiều hình dạng, kích cỡ, số lượng khác nhau và với các mức độ bắt chước hình dáng con mắt khác nhau được in ra trên tờ giấy bằng một máy in chất lượng cao. Những con ngài giả được gắn lên nhiều loại cây khác nhau ở độ cao từ 2 đến 3 mét trong rừng gỗ hỗn hợp tạm thời Madingley Woods tại Cambridgeshire, nước Anh. Mỗi con bướm đêm giả được gắn với một con sâu gạo (loại sâu quy bán ở tiệm chim cảnh) nhằm quyến rũ các loài chim rừng như chim sẻ ngô, chim sẻ đá, chim két và chim sẻ châu Âu.

Các nhà động vật học phát hiện ra những con ngài giả có dấu tròn không sống lâu hơn những con có nét nổi bật khác và những con có dấu đốm mắt khiến cho động vật ăn thịt tránh xa chúng nhìn chung là những con có kích thước lớn, có nhiều dấu đốm và nét nổi bật.

Theo tiến sĩ Stevens giải thích: "Các loài chim đều có xu hướng tránh những con ngài giả có những dấu như dấu gạch và dấu hình vuông cũng giống như chúng tránh những con bướm đêm giả có dấu hình hai con mắt. Điều này cho thấy rằng những dấu tròn ở các loài vật thật không cần thiết bắt chước giống như mắt của các động vật khác như hầu hết các nghiên cứu trước đây đã từng tuyên bố".

Thông tin tham khảo: Sự nổi bật là những dấu hiệu chống động vật ăn thịt hữu hiệu chứ không phải là sự bắt chước hình con mắt (Martin Stevens, Chloe J. Hardman, and Claire L. Stubbins) Behavioral Ecology doi:10.1093/beheco/arm162.

Thanh Tâm (Theo ScienceDaily, Sở KH & CN Đồng Nai)

Nhiều loại động vật sở hữu những dấu chấm phòng vệ để tránh bị ăn thịt, bao gồm có các mẫu hoa văn nhằm giảm bớt nguy cơ bị phát hiện (sự ngụy trang), để cảnh báo rằng con vật này có chứa độc tố hay không thể ăn thịt được (cảnh báo màu sắc), hay để bắt chước giả làm con vật khác hay vật thể khác ("bắt chước" và "giả dạng"). Bên cạnh đó, nhiều loài như bướm, ngài và cá đều có hơn hai cặp dấu chấm tròn, thường được gọi là “”. Nhiều đốm mắt rất hữu hiệu khi hăm dọa được hay làm cho động vật ăn thịt giật mình, và có thể giúp ngăn chặn một cuộc tấn công. 150 năm qua người ta đã khẳng định rằng đó là bởi vì chúng bắt chước những con mắt của chính kẻ thù của loài động vật ăn thịt. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu gần đây của các nhà động vật học trường Đại học Cambridge là Martin Stevens, Chloe Hardman, và Claire Stubbins, đã cho thấy rằng giả thuyết được công nhận rộng rãi này không có chứng minh thực nghiệm. Stevens, Hardman, và Stubbins đã kiểm nghiệm phản ứng của loài chim rừng ăn thịt đối với con ngài được chế tạo từ giấy chống thấm nước. Các mẫu hoa văn đặc biệt như những đốm mắt đáng sợ với nhiều hình dạng, kích cỡ, số lượng khác nhau và với các mức độ bắt chước hình dáng con mắt khác nhau được in ra trên tờ giấy bằng một máy in chất lượng cao. Những con ngài giả được gắn lên nhiều loại cây khác nhau ở độ cao từ 2 đến 3 mét trong rừng gỗ hỗn hợp tạm thời Madingley Woods tại Cambridgeshire, nước Anh. Mỗi con bướm đêm giả được gắn với một con sâu gạo (loại sâu quy bán ở tiệm chim cảnh) nhằm quyến rũ các loài chim rừng như chim sẻ ngô, chim sẻ đá, chim két và chim sẻ châu Âu. Các nhà động vật học phát hiện ra những con ngài giả có dấu tròn không sống lâu hơn những con có nét nổi bật khác và những con có dấu đốm mắt khiến cho động vật ăn thịt tránh xa chúng nhìn chung là những con có kích thước lớn, có nhiều dấu đốm và nét nổi bật. Theo tiến sĩ Stevens giải thích: Thông tin tham khảo: Sự nổi bật là những dấu hiệu chống động vật ăn thịt hữu hiệu chứ không phải là sự bắt chước hình con mắt (Martin Stevens, Chloe J. Hardman, and Claire L. Stubbins) Behavioral Ecology doi:10.1093/beheco/arm162.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *