Trang Web của Tạp chí “Connection" Mỹ cho biết, gần đây, tại khu vực nhiệt đới châu Phi và đảo Madagascar, các nhà khoa học đã phát hiện loài nhện vàng lớn nhất thế giới và đặt tên “Nephila komaci”.
Loài nhện vàng Nephila komaci |
Phát hiện cho thấy, loài nhện vàng cái có chiều dài từ 10-13cm, trong khi nhện vàng đực lại có đầu nhỏ hơn, chưa bằng 1/4 của nhện vàng cái. Các nhà khoa học cho biết hiện nay trên thế giới chỉ phát hiện rất ít loài nhện có kích cỡ to như vậy.
Nhà khoa học sinh thái thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian của Mỹ, Jonathan.Ge Dingdun lo ngại, loài nhện này có nguy cơ tuyệt chủng, bởi vì môi trường sống của chúng chỉ giới hạn trong khu vực rừng Sandy thuộc Công viên Tambi.
Trước đó, Ge Dingdun và đồng nghiệp Kunte Na, làm việc tại Viện nghiên cứu khoa học và nghệ thuật Slovenia, đã phát hiện các mẫu phẩm của loài nhện cực lớn này ở một bảo tàng ở Nam Phi và ở một bảo tàng ở Áo.
Nhưng khi tiến hành kiểm chứng hơn 2.500 mẫu phẩm của loài nhện này tại 37 bảo tàng khác nhau, các nhà khoa học không phát hiện được thêm nhiều mẫu phẩm loài nhện vàng cực lớn này. Vì vậy, họ lo ngại rằng, sinh vật này đã sớm tuyệt chủng.
Tuy nhiên, gần đây, các nhân viên nghiên cứu đã tìm thấy 3 con nhện còn sống, trong đó, có một con đực và một con cái ở Công viên Tambi. Điều này đã chứng minh loài nhện hiếm gặp này vẫn chưa bị tuyệt chủng. Trong vòng 10 năm qua, các nhà khoa học chỉ phát hiện được 3 con nhện vàng còn sống.
Trong báo cáo về sự phát hiện của loài nhện hiếm gặp này, các nhà khoa học cho biết, đầu của nhện cái càng ngày càng to ra trong khi đầu của nhện đực lại giữ ở trạng thái ổn định.
Theo ông Ge Dingdun, “đầu của nhện cái to có lợi cho chúng, bởi vì như vậy, chúng có thể đẻ được rất nhiều trứng, hơn nữa còn giúp chúng tránh bị kẻ thù ăn thịt”.
Theo Vietnam+