Bộ cánh của loài bọ cánh cứng mới “khảm” đầy “kim cương” tỏa thứ màu lấp lánh lạ thường, giống như hàng trăm viên kim cương nhỏ được gắn vào những hốc nhỏ, xếp thành hàng thẳng gọn gàng trên hai cánh.
Các nhà khoa học thực sự bất ngờ khi tìm lại được loài mọt đã từng xuất hiện cách đây một thập kỷ. Họ cũng khẳng định, kết cấu hình học của “món đồ trang sức” trên cánh của loài mọt rất khớp với những màu sắc của những viên kim cương tự nhiên.
Nhưng “kim cương” của loài mọt được tạo nên bởi một loại vảy cứng có cấu tạo phức tạo (được biết là chất kitin), tỏa ánh sáng lấp lánh nhờ hiệu ứng của không khí.
“Những viên đá quý trên cánh của loài mọt này lớn hơn gấp 5 tới 10 lần so với những nghiên cứu trước một thập kỷ trước”, nhà nghiên cứu Bodo Wilts thuộc đại học Groningen, cho biết. “Cấu trúc tự nhiên của thứ vảy cứng này tinh xảo hơn rất nhiều so với mặt cắt kim cương mà con người tạo ra”.
“Đá trang sức” trên cánh của loài mọt mới
“Nó hệt như viên kim cương có mặt cắt kiểu mắt cáo, rất đối xứng. Nhưng thay vì được tạo nên từ nguyên tử các-bon, loại vảy cứng có cấu trúc rất phức tạp, gồm mạng lưới chất kitin và không khí”, ông Wilts nói thêm. “Vảy cứng của loài mọt kim cương phức tạp hơn nhiều so với bất kỳ chất liệu nào mà tôi đã từng nghiên cứu”.
Con người tạo ra những viên kim cương lấp lánh, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với kết cấu hoàn hảo của loại “đá quý” trên cánh loài mọt. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác lý giải vì sao loài mọt này lại tiến hóa lớp vảy cứng này trê cánh.
Cận cảnh lớp vảy cứng tạo hiệu ứng màu như kim cương.
“Chúng tôi cũng đang nghiên cứu về một loài mọt tương tự và cố gắng tìm hiểu chức năng sinh học của lớp vảy cứng. Tôi tin chắc rằng phải có nguyên do nào đó”, ông Wilts chia sẻ.
Nhóm các nhà nghiên cứu do ông Wilts dẫn đầu đã phân thích loại vảy cứng của mọt kim cương thông qua kính hiển vi quét quét electron, cho phép họ phân tích kết cấu của loại “đá quý” này.
Theo bee