Cá sấu
Cá sấu
Cá sấu là loài bò sát sống trong những đầm lầy và cơ thể được phủ một lớp da đặc biệt cứng như vảy. Sự khác biệt duy nhất giữa cá sấu thường và cá sấu châu Mỹ là hàm răng. Nếu loài cá sấu nào khi đóng miệng lại mà vẫn còn nhìn thấy răng thì đó là cá sấu thường. Khi nằm nghỉ thì trông chúng rất lười biếng. Tuy nhiên, khi tấn công con mồi thì cá sấu có thể đạt tốc độ cực kỳ cao và vô cùng nguy hiểm. Khi ăn no và cơn đói đã lùi xa, cá sấu trở lại với bản chất lười biếng của mình. Bắt đầu từ buổi sáng cá sấu nằm phơi nắng trên bãi, đến trưa thì trườn xuống nước cho mát và lại bò lên. Khi nào đến cơn đói, cá sấu mới bơi đi tìm thức ăn, còn không đói thì chúng cứ nằm im như thế.
Gấu túi Koala
Gấu Koala
Gọi là gấu nhưng kỳ thực chúng không thuộc loài gấu. Chúng chỉ có hình dạng là giống gấu, thật ra chúng thuộc họ thú có túi. Chúng là loài vật lười biếng có tiếng. Mục tiêu trong ngày của chúng là ngủ và ăn trên những cây bạch đàn. Chúng ăn trên cây nào thì ngủ luôn trên cây đó. Do có thể hấp thụ đủ độ ẩm từ các lá cây bạch đàn nên chẳng cần xuống đất tìm nước uống. Do không phải lo gì đến bửa ăn tiếp theo nên ăn xong là gấu túi cứ ngủ, chúng ngủ đến 20 giờ một ngày. Chúng thật sự hoạt bát trong mùa kết bạn. Khi đến mùa động dục, chúng rất hăng hái chạy nhảy và leo trèo để gây chú ý của đối phương. Mỗi lần gấu túi chỉ đẻ một con nên chúng cũng không mất nhiều thời gian để tìm thức ăn. Khi rảnh là chúng ngủ.
Rùa cạn
Rùa cạn
Loài rùa vốn chậm chạp. Để làm bất kỳ điều gì chúng cũng cần rất nhiều thời gian, nên khi nói loài rùa chạy chốn kẻ thù là điều không tưởng. Mỗi ngày chúng ngủ 16 giờ, thời gian còn lại là tìm thức ăn. Loài rùa cạn có quá trình trao đổi chất rất chậm. Mặt khác, chúng có cấu tạo chiếc vỏ cứng thư thép nên không sao di chuyển nhanh được. May thay, nhờ vào chiếc vỏ cứng ấy mà rùa làm nhiều kẻ săn mồi bỏ cuộc vì không làm sao có thể cắn thủng lớp mai cứng đó. Khi gặp nguy hiểm, rùa không cần chạy, mà chỉ rúc đầu đuôi vào chiếc mai cứng và nằm, có khi còn ngủ nữa. Khi không còn nguy hiểm, rùa thò đầu ra, đưa bốn chân ra và bò đi trong an toàn. Loài rùa có thể sống rất thọ một phần nhờ vào khả năng bảo vệ của chiếc mai cứng. Rùa sống rất thư thái, chúng không có nhu cầu cao cũng không đòi hỏi gì. Trong môi trường nào rùa cũng có thể sống được, nên chúng là một trong những con vật lười biếng nhất.
Sư tử đực
Sư tử đực
Sư tử đực được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, nhưng kỳ thực là con vật lười biếng có hạng. Các công việc hàng ngày như săn bắt mồi hay chăm sóc con, tất cả là do sư tử cái đảm nhiểm. Công việc hàng ngày của sư tử đực là thức vậy và ngủ. Nếu không ngủ thì sư tử đực cũng chỉ nằm và ngáp mà thôi. Khi các con sư tử cái tóm được con mồi, sư tử đực là con thưởng thức đầu tiên. Một con sư tử đực có thể ăn một lần 50kg thịt tươi. Khi con sư tử đực ăn xong rồi mới đến các con sư tử cái và con của chúng. Ăn xong, sư tử đực làm một việc duy nhất là ngủ.
Con lười
Con lười
Có lẻ trong các con vật lười biếng, lười là con lười biếng nhất. Lười là con vật sử dụng ít năng lượng nhất. Ngón chân con lười cong vào sẳn để treo mình lên cây và không cần bám vào bất cứ vật gì. Chúng chỉ cần móc móng vuốt qua cành cây, thế là xong. Lười có cấu tạo 3 đốt xương phụ ở cổ và các cơ quan nội tạng có cấu tạo đặc biệt nên chúng có thể ngủ với tư thế treo mình và để đầu lên ngực trong một thời gian dài. Chúng là con vật thích nghỉ ngơi nhất. Một ngày chúng có thể ngủ hơn 20 giờ. Các loài khỉ thỉnh thoảng còn chải lông cho nhau, lười thì không. Thậm chí, trên lông của chúng bị rông rêu bám đầy, chúng cũng không màn quan tâm. Khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ, và cả ăn, và đi vệ sinh ngay trên mình mẹ nó. Thỉnh thoảng, lười cũng bò xuống đất đi tìm nước uống và đi vệ sinh, nhưng rất ít. Khi những cánh rừng bị ngập nước, chúng cũng có thể bơi đi tìm cành cây khác, nhưng cũng rất hiếm. Chúng lười biếng đến nổi, khi chết chúng cũng còn ở trên cây và vẫn còn ở tư thế treo mình. Lười biếng như thế là số 1.
Thu Thủy