5/08, 7:52 am Những loài vật biết bay kỳ lạ nhất (1)

Chim là bậc thầy bay lượn trên bầu trời. Có hơn 10.000 loài chim và phần lớn đều thích nghi với việc bay lượn. Chúng có cơ thể siêu nhẹ nhờ phủ đầy lông và bộ xương rỗng. Chúng đẩy mình bay lướt về phía trước nhờ cơ bay mạnh mẽ trên đôi cánh. Nhưng không chỉ loài chim mới biết bay. Một số loài vật đã tìm ra cách bay trên bầu trời mà không cần đến đôi cánh.


Loài khủng long bay trong huyền thoại được mô tả lại

Cách đây 200 triệu năm, thống trị bầu trời không phải là chim mà là một loại bò sát biết bay khổng lồ. Đó là một sinh vật to lớn nhất từng sinh sống trên trái đất. Loài khủng long biết bay rất to có sải cánh bằng 18 lần sải cãnh của chiếc máy bay chiến đấu.

Rồng bay

Trong khu rừng ở Đông Nam Á hiện tại vẫn còn tồn tại một loài bò sát biết bay, đó là một con rồng bay. Con rồng nhỏ sống ở tầng trên của cánh rừng, hiếm khi di chuyển xuống mặt đất. Nó bay lượn qua lại giữa các cây để tìm thức ăn. Đôi cánh nhỏ bé của nó thường gập lại, chỉ mở rộng khi cất cánh bay lên không trung. Màng da nằm dọc theo hai bên con rồng bay mở ra giống như cây quạt. Nó hoạt động tương tự như cánh một chiếc máy bay giúp cơ thể nhẹ của nó hơi ngã về phía sau khi luồn khí di chuyển ở phía dưới da đang căng ra. Bằng cách dùng màng lướt, con rồng bay dễ dàng di chuyển từ cây này đến cây khác trong khoảng cách đến 8 mét.

Ngày nay, một số người đã áp dụng ý tưởng đó để làm tăng thời gian trên không gian. Dù cánh giúp các vận động viên nhảy dù rơi chậm lại bằng cách giữ không khí ở bên dưới. Thiết kế này giúp cơ thể tương xứng với hình dạng cánh cổ điển. Loại dù này giúp các vận động viên nhảy dù điều khiển tốt hơn, cho phép họ ở trên không trung lâu gắp 3 lần so với trước. Tuy nhiên, họ vẫn cần dù để đáp xuống an toàn, không giống con rồng bay.

Kiến bay

Con kiến bay có thể bay lướt trong không trung đến 10 mét trước khi đáp vào một thân cây, điều đặc biệt là nó không có cánh, chỉ có 6 chân và cái đầu to dị thường. Nhưng loài kiến này bay bằng cách nào khi không có cánh? Con kiến bắt đầu cú nhảy bằng cách phóng nhào lộn vào không trung. Trước đó, nó đã nhắm điểm rơi mà nó đã chọn. Sau cú nhảy vào không trung, nó rơi tự do song song với thân cây. Nó dùng chân sau, bụng và cái đầu dẹp tạo thành hình cánh. Trước khi đáp xuống, con kiến quay lộn ngược cơ thể xuống để tạo 6 điểm tiếp xúc hoàn hảo. Sau đó nó chỉ việc leo trở lên cây một cách an toàn. Con kiến cũng có thể thay đổi hướng bay một cách nhanh chóng và chính xác, nghĩa là nó có thể quay trở lên nhánh cây mà nó đã rơi xuống trong vòng 10 phút.

Vượn bay


Vượn đen Hainan

Chúng có thể bay xuyên qua những cánh rừng ở Đông Nam Á với vận tốc 35 dặm một giờ và cách mặt đất đến 60 mét. Vượn thường dùng tay di chuyển qua lại giữa các cành cây. Con vượn có cánh tay dài gắp đôi chiều dài cơ thể. Khớp tay được cấu tạo đặc biệt giúp nó xoay cơ thể xung quanh bàn tay. Điều này làm giảm năng lượng cần thiết cho cánh tay trên và cơ thể, giảm sự co giãn ở khớp vai. Đó là cách chúng thể hiện màn biểu diễn thể dục dụng cụ tuyệt vời trong cánh rừng già. Một cú chuyền của vượn có thể xa đến hơn 15 mét.

Tuy nhiên, không phải vượn hoàn toàn hoàn hảo trong các động tác của mình. Thỉnh thoảng, vượn vẫn gặp tai nạn. Một con vượn bị gãy xương ít nhất 1 lần trong đời.

Ếch bay


Ếch bay ở Indonesia

Ếch bay có bàn chân màng to lớn với màng da căng giữa các ngón chân. Bàn chân màng giữ không khí lại ở bên dưới giống như 4 cái dù bé xíu. Một cú bay của con ếch có thể đạt khoảng cách 50 mét. Trong cánh rừng rậm rạp, chúng thậm chí còn có thể lượn giữa các thân cây bằng cách dùng chân rẽ ngoặc trên không trung. Trong khi đang xoay sở, con ếch không thể cố định được cơ thể. Một cơn gió mạnh có thể khiến nó bị tắc nghẽn giao thông. May mắn cho nó là không gian trong những cánh rừng ở Đông Nam Á khá yên tỉnh nên con ếch cũng có thể bay an toàn. Do có cơ thể khá nhỏ nên
cú hạ cánh không gây tổn hại gì cho con ếch cả.

Sóc bay


Sóc bay

Con sóc bay có lớp màng kỳ lạ kéo dài từ cổ tay cho đến mắt cá chân và hoạt động tương tự như cây dù. Sóc bay thường sống trên những cây cao to trong những cánh rừng già. Nó có thể điều khiển được hướng bay và cả tốc độ bay bằng cách thay đổi vị trí của cánh tay và chân cùng sức căng của lớp màng. Cái đuôi to bè của nó hoạt động giống như vật ổn định, thăng bằng và cả phanh trước khi đáp xuống mặt đất. Nó có thể bay xa hơn 50 mét. Với khoảng cách khá xa như thế, nhưng nó chỉ bay vào ban đêm vì nó không đủ nhanh nhẹn để có thể chạy thoát các con chim săn mồi luôn sẵn sàng cho một cú rượt đuổi. Loài sóc bay chẳng gặp khó khăn gì khi tìm kiếm thức ăn trong đêm tối vì khứu giác của nó khá nhạy bén có thể đánh hơi tìm trái cây, và thỉnh thoảng còn gặp cả trứng chim nữa. Những con sóc di chuyển từ cây này đến cây khác để tìm kiếm thức ăn bằng động tác bay cũng có thể giúp nó bảo tồn năng lượng một cách tốt nhất.

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *