6/08, 8:37 am Những kẻ bắt cóc kỳ lạ (2)

Chim cu


Con chim chích đang móm mồi cho con chim cu có trọng lượng lớn hơn nó đến 5 lần

Sau khi con chim chích bảy sậy xây tổ xong và bắt đầu đẻ trứng vào tổ của mình thì con chim cu xuất hiện. Con chim cu mái đã quan sát đợi con chim chích bảy sậy vắng nhà, thế là nó mon men đến gần và đẻ trứng vào trong tổ của con chim chích và đánh cắp đi một quả làm cho con chim chích không tài nào nhận ra trứng mình bị đánh tráo. Ngày qua ngày, con chim chích ấp trứng của kẻ thù mà không hay biết gì. Một ngày, khi trứng chim cu đã nở ra, con chim con bắt đầu hành động. Nó độc chiếm chiếc tổ bằng cách đẩy cả những quả trứng còn lại ra khỏi tổ. Nó bắt con chim chích bố mẹ phải tìm thức ăn về nuôi nó trong khi trọng lượng cơ thể của nó lớn hơn chim chích đến 5 lần. Khi đủ lông, đủ cánh, nó bay đi.

Ruồi fo-it


Ruồi (ảnh minh họa)

Trong những năm 1930, ở nam Mỹ xuất hiện loại kiến lửa đầu to. Chúng gây hại rất nhiều đến mùa màng và sinh sôi nảy nở rất nhanh. Người dân không biết cách nào để trừ hại loài kiến này. Sau đó, Bộ nông nghiệp Mỹ đã phát hiện ra loài tuồi fo-it và đã nhân giống loài ruồi này. Loài ruồi fo-it là kẻ bắt cóc ngoạn mục, là nỗi kinh hoàng của kiến lửa đầu to. Chúng bay quanh đàn kiến và tìm cách đẻ trứng vào cơ thể kiến. Tế bào trứng sinh trưởng thành ấu trùng, ấu trùng đó di chuyển lên đầu kiến và tiếp tục phát triển ở đó. Đến khi ấu trùng đã trưởng thành thì não kiến đã bị ấu trùng ăn gần hết, con kiến sống lây lất từng ngày đến khi chiếc đầu rơi xuống. Ấu trùng ruồi bò ra và tiếp tục phát triển thành ruồi và làm chuyến hành trình như bố mẹ chúng.

Sán dây hai-dat-dit

Sán dây ký sinh trong cơ thể người, và cả các loại vật nuôi. Các nhà khoa học chứng minh rằng để hoàn thành một vòng đời, các loại sán dây đã kiểm soát cơ thể vật chủ mà nó bắt cóc. Sán dây hai-dat-dit chỉ sống trong ruột loài chó sói. Nó sống trong ruột và không gây ra tổn hại gì cho chó. Sau mỗi 14 ngày, con sán dây sẽ phóng thích những đốt sau của cơ thể. Trong những đốt này chứa hàng nghìn quả trứng. Khi những đốt này vỡ ra, trứng sẽ được gió và nước phân tán đi xa. Phần lớn chúng sẽ chết đi nếu không thâm nhập vào vật chủ tiếp theo. Thường thì trên những cánh đồng cỏ là nơi loài nai hay tìm thức ăn. Và thật không mai một khi con nai ăn nhằm sán hai-dat-dit. Khi bị ăn nhằm sán dây hai-dat-dit, sán sẽ phát triển trong cơ thể con nai rất nhanh làm cho con vật mất tập trung, không còn phản ứng linh hoạt khi chó sói xuất hiện. Chó sói dễ dàng tóm được con nai và chén sạch thịt. Thế là con sán hai-dat-dit đã làm được việc lớn là tiêu diệt vật chủ và chui vào cơ thể chó sói. Một vòng đời hoàn thành.

Sán dây



Cá lưng gai là một loại cá nhỏ sống trong vùng nước ngọt. Nó có phản ứng cực kỳ nhanh khi tấn công con mồi và tránh những chiếc mỏ nhọn sắc của những con chim háo đói. Trong các trường họp trên con cá lưng gai chẳng gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, khi nó bị kẻ bắt cóc ngoạn mục tấn công thì mọi vấn đề đã trở nên trầm trọng. Đó chính là loài sán dây. Sán dây không chỉ được tìm thấy trong cơ thể cá lưng gai và cả một số loài chim săn cá như diệc. Vòng đời bắt đầu từ khi con diệc có chứa sán dây thảy phân ra mà phân đó có chứa ấu trùng sán dây. Ấu trùng vào trong môi trường nước và lớn dần lên. Nó tìm một con vật giáp sát và ký sinh vào đó. Ấu trùng sán dây tìm mọi cách làm cho hành động của vật chủ được kẻ săn mồi là cá lưng gai chú ý. Khi con cá lưng gai tấn công và ăn thịt con giáp sát, thế là ấu trùng sán dấy có cơ hội vào bụng con cá lưng gai và phát triển trong bụng cá. Khi trưởng thành, nó sẽ tác động đến con cá làm cho con cá mất khả năng kiểm soát mình và cứ lờ đờ chờ con chim diệc ăn thịt. Lúc vào bụng con chim diệc, con sán dây đã thực hiện xong vòng đời của mình.

Sán mèo


Mèo là loài vật cưng của rất nhiều người. Nhưng trong cơ thể mèo có một loài sá
n rất nguy hiểm


Sán mèo là vật ký sinh rất bé nhỏ có thể sống trong tế bào ruột của con mèo. Không những sống trong cơ thể mèo mà sán mèo còn tấn công cả con người. Cũng như các loại sán khác, khi trưởng thành, nó theo phân ra ngoài và phân sẽ trú ngự vào đâu đó trong cỏ, hay các bến sông, trên thân những vật nhỏ như cào cào. Tế bào sán mèo có thể sống đến 18 tháng trong môi trường tự nhiên. Khi con chuột ăn phải cỏ hay con cào cào bị nhiễm sán mèo, ấu trùng sán sẽ xâm nhập vào bên trong, sau đó lên não làm cho con mèo không kiểm soát được mình. Nó điều khiển con chuột tìm đến nơi nào có hơi mèo trong khi con chuột bình thường không bao giờ làm vậy. Thế là con chuột bị con mèo ngoạm thịt. Ấu trùng sẽ tấn công vào cơ thể con mèo và hoàn thành một vòng đời như dự tính của nó.

Khi tấn công vào con người, sán mèo sẽ nhanh chống di chuyển lên vùng não làm cho con người mất tập trung. Theo tính toán của các nhà khoa học, người bị nhiễm sán mèo thì khả năng gây tai nạn giao thông rất cao, gắp đôi người bình thường vì sán mèo đã tác động và làm ảnh hưởng đến não bộ.

Những kẻ bắt cóc kỳ lạ (1)

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *