Chúng ta hẳn đã từng nghe câu chuyện về những chú chó đi hàng dặm chỉ để tìm những đứa con của chúng. Con người tự cho mình là số một và ở đẳng cấp khác so với các loài động vật vì một trí tuệ siêu việt và hành động có suy nghĩ. Tuy nhiên, trong thế giới tự nhiên có một số loài động vật như thế. Những hành vi của chúng có thiên hướng khá giống với con người và có thể khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về trí tuệ của chúng.
Lòng thương cảm
Bạn đã từng bao giờ nhìn thấy con chó nhà bạn ngáp và bạn cũng cảm thấy chán nản như thế? Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngáp là một hiện tượng mang tính lây lan. Nếu có một người ngáp, lập tức nhiều người khác cũng sẽ ngáp theo. Điều thú vị là đặc điểm này cũng được ghi nhận ở những loài động vật linh trưởng khác mà vượn bonobo là ví dụ điển hình. Hay như loài chuột nghiên cứu khác năm 2006 trên tạp chí Khoa học cũng nhận thấy chuột sẽ nhăn nhó nếu chứng kiến những con khác đang phải chịu đựng nỗi đau đớn nhưng chỉ với điều kiện chúng có “quen biết” nhau từ trước… Tất cả điều này là minh chứng cho lòng thương cảm đối với đồng loại tồn tại ở động vật chẳng khác nào con người.
Vì vậy mà có thể các loài động vật không hề hung dữ như nhiều người chúng ta vẫn nghĩ. Ngược lại chính lòng thương cảm với đồng loại này càng cùng cổ thêm sự hợp tác trong bầy đàn. Một cá thể không bao giờ đặt lợi ích và nhu cầu của chúng lên trên lợi ích của cả đàn. Nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận rằng dù đặc trưng này không phải lúc nào cũng hữu ích để tồn tại nhưng sự đồng cảm giữa các con vật lại là một công cụ của chọn lọc tự nhiên.
Hài hước
Những hành động ngớ ngẩn của chú chó khi chạy vòng quanh để cố bắt được đuôi của chính nó, hay con vẹt chỉ giỏi nhại lời luôn khiến rất nhiều người trong chúng ta buồn cười. Nhưng chính động vật cũng bộc lộ những âm thanh tương ứng với tiếng cười sảng khoái của con người khi chúng cảm thấy thích thú. Khi các nhà nghiên cứu tại Đại Học Washington phát hiện ra rằng loài chuột tạo tra những tiếng rúc ở âm tần số cao, họ cảm thấy nghi ngờ. Sau đó họ tiến hành cù trêu những con chuột thí nghiệm thì hóa ra những tiếng rúc đó là phản ứng sinh học của chuột đáp lại khi chúng có những tình cảm tích cực.
Mặc dù chưa có chứng minh khả năng hài hước ở các loài động vật, nhưng nó tồn tại và có liên quan mật thiết với những trò đùa vui nhộn ở chúng. Khi các nhà khoa học theo dõi tinh tinh chơi trò ú òa, họ đã thấy rằng không có nhiều bằng chứng cho thấy chúng cười đùa nhưng chúng biết cách để chọc cười đồng loại của chúng. Có con còn tự kiếm trò cười bằng cách chạy sát bên cạnh người huấn luyện, dọc theo chiều dài chuồng với tốc độ rất nhanh. Con tinh tinh này đột nhiên dừng lại và há mồm cười lớn khi mà người huấn luyện quay ra nhìn chúng.
Thù dai, nhớ lâu
Quạ được biết đến như một loài vật khá thông minh. Nếu muốn ăn cá ở sông, thì chúng sẽ ngắt lá vứt xuống nước, khi cá tranh bơi đến là quạ sẽ thừa cơ bắt mồi. Hay chúng có thể chọn thành công những hũ chứa lượng thức ăn nhiều nhất thông qua những con số được ghi trên nắp hũ trong một thí nghiệm của các nhà khoa học Nhật Bản. Tuy nhiên chúng còn có khả năng ghi nhớ gương mặt của kẻ thù để trả đũa mỗi khi gặp lại.
Các nhà khoa học ở Đại học Washinton đặt bẫy để bắt quạ làm thí nghiệm nhận thấy chúng luôn sà xuống tấn công họ bất cứ khi nào họ ra khỏi văn phòng dù họ mặc trang phục gì đi nữa. Vì thế ví họ đã tiến hành thí nghiệm bằng cách đeo các mặt nạ khác nhau khi đặt bẫy chúng. Hóa ra, khi họ đi lại quanh phòng thí nghiệm sau khi đeo các mặt nạ giống nhau, các con quạ một lần nữa lại tấn công họ. Thậm chí có một nhà nghiên cứu đã đeo vào một mặt nạ mà đội công tác đã sử dụng từ 5 năm trước để bẫy đàn quạ nhưng chúng vẫn nhớ. Rõ ràng, trí nhớ của chúng rất tốt và đây là cách giúp chúng tự vệ trước những mối đe dọa.
Chung thủy “một vợ một chồng”
Trong giới động vật chỉ có 5% loài có quan hệ hôn nhân một vợ một chồng giống như phần lớn chúng ta hiện nay. Nhưng thậm chí là dù vậy thì trong 5% thì không phải hoàn toàn là chúng “chung thủy” trong tình dục.
Tuy nhiên, là vẫn có số ít loài được đánh giá là cực kì “chung thủy” trong hôn nhân như loài chuột thảo nguyên chẳng hạn… Chúng không chỉ giao phối để tồn tại mà còn chăm sóc cho nhau và chia sẻ trách nhiệm nuôi con. Khi cả cặp đôi đều có trách nhiệm như nhau trong nuôi dưỡng và bảo vệ con non. Ngay cả khi bạn tình chết thì chưa tới 20% những con còn lại đi tìm một đối tác mới. Hay các con đực và cái ở loài hạc xám ở vùng Elk Grove, bang California cũng kết đôi nhưng quan hệ tình dục giữa các cặp đôi là vô cùng hiếm.
Quan hệ đồng giới
Không chỉ con người mà trong giới động vật cũng tồn tại quan hệ đồng tính ở cả giống đực và cái. Điều thú vị là tuy chúng hành động như 1 cặp và thể hiện sự yêu thương “ôm ấp” với đối tác nhưng có thể không xảy ra quan hệ tình dục đồng giới.
Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu về hành vi thu hút bạn tình của loài chim hải âu. Nhưng hơn một thập kỉ trước đây, các nhà khoa học đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng gần 1 phần 3 số cá thể loài chim này trong một đàn có mối quan hệ đồng tính luyến ái giữa các con cái. Chúng có đầy đủ biểu hiện của một cặp đôi: quấn quýt bên nhau cùng xây dựng và bảo vệ tổ nhưng không bao giờ quan tâm đến giới tính của bạn tình. Cặp cái cái này đều biểu lộ tình cảm yêu thương và thậm chí là nghĩa vụ làm cha mẹ giống như những cặp đực cái khác. Những cặp đôi đồng tính này có thể kéo dài mối quan hệ tới hơn 15 năm.
“Dạy dỗ” đồng loại
Nghe có vẻ thừa vì phần lớn các loài động vật có thể học hỏi một số hành vi nhất định. Nhưng điều mà mình muốn đề cập ở đây không chỉ về sự quan sát và bắt chước của động vật mà là sự chủ động can thiệp và định hướng cho đồng loại của chúng.
Một trong số đó là meerkat, một giống cầy ở vùng Nam Phi, chuyên ăn bọ cạp. Thay vì phó mặc những con non tự kiếm ăn và đối mặt với hiểm nguy rình rập thì những con trưởng thành tỏ ra vô cùng "trách nhiệm" khi chúng kiếm về những con bọ cạp đã hoặc sắp chết để con non “thực hành”. Khi con non đã vững, thì bố mẹ chúng sẽ đi kiếm về những con bọ cạp khỏe mạnh hơn cho tới khi con non thành thục khả năng săn mồi.
Thông minh hơn là loài voi khi chúng có cách tác động để “uốn nắn” hành vi của những thành viên trong đàn. Những con cái ít tuổi mang bầu thường xa lánh những con đực khỏe mạnh có hành vi ve vãn chúng. Nhưng điều này lại là sai lầm trong việc sinh đẻ và bảo vệ con non ra đời. Những con cái già hơn sẽ cố tình ve vãn những con đực này, kết quả sẽ khiến cho những con cái ít tuổi hơn cảm thấy “sai lầm” và tự chúng sẽ cố gắng quấn quýt hơn với con đực.
Để tang đồng loại
Nhờ vào nghiên cứu của giới khoa học mà chúng ta đã có những cái nhìn rõ hơn về hành vi và phản ứng của những con tinh tinh với cái chết của đồng loại ra sao. Khi chứng kiến một con trong đàn ra đi, chúng có những hành vi khá tương đồng với loài người chúng ta. Chúng không chỉ kêu gào và nghiến răng tiếc thương đồng loại mà còn trằn trọc mất ngủ và thậm chí là tránh né khu vực mà tại đó con trong đàn đã qua đời. Thậm chí chúng còn ngắt những thứ như cây cỏ dính lên xác chết như một cách để tưởng nhớ đồng loại.
Bên cạnh đó, loài cáo cũng có những hành động khác thường đối với cái chết của đồng loại. Chúng sủa một mình và không còn rú lên cùng nhau sau khi một con trong đàn ra đi. Chúng hạ thấp đầu và đuôi hơn, di chuyển cũng chậm hơn và không có hành vi vui đùa như trước nữa. Tương tự như vậy, voi cũng được biết đến với hành vi "tưởng niệm” và bày tỏ sự tôn kính với con trong đàn đã chết bằng việc chạm vào xác chết và “mai táng” chúng với rất nhiều lá cây và cỏ.
Kỹ năng sinh tồn thông minh
Bản năng phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy" có ở con người và thậm chí chúng cũng tồn tại ở một loài động vật giống như một bản năng sinh tồn khi đối mặt với nguy hiểm. Tuy nhiên ở một số loài tồn tại những hành vi phức tạp hơn thế khi chúng nhận biết được những nguy hiểm và đe dọa.
Như loài vượn bonobo, khi có bất đồng trong đàn chúng không hề phản ứng lại một cách dữ dội. Thay vào đó, chúng làm lắng dịu xung đột theo một cách rất tình cảm: tình dục. Nói chung vượn Bonobo là loài rất vị tha. CHúng có khuynh hướng chia sẻ với các cá thể khác thay vì đánh nhau để tranh giành lãnh địa và quyền kiểm soát con cái nếu có xung đột xảy ra. Xã hội vượn Bonobo chính là xã hội lý tưởng mà con người muốn hướng tới, một xã hội gần như tuyệt đối chỉ có yêu thương và hòa bình.
Không chỉ có vượn bonobo, khỉ gorilla ở Rwanda được biết đến như một ví dụ tiêu biểu về sự đoàn kết bảo vệ bầy đàn. Khi bí mật đặt thiết bị quan sát chúng, các nhà bảo tồn đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy gorilla có thể nhận diện và vô hiệu hóa thiết bị của họ nhưng dường như chúng đã xây dựng một cách rất nhanh chóng có tính hệ thống để phá hủy bất kì mối đe dọa nào mà chúng tìm thấy.
Tuy nhiên còn nhiều động vật không giỏi xoay sở như gorilla và vượn bonobo, nên chúng đã có những hành vi “trì hoãn” để đối phó với những tình huống khó khăn.
“Ngại khó, ngại khổ”
Cũng giống như con người, một số loài động vật cũng có xu hướng “ngại khó”, “trì hoãn”, việc ngày hôm nay có thể để mai làm. Tiêu biểu trong số đó chính là chim bồ câu.
Nhưng liệu một loài kém thông minh như bồ câu khi có thể dễ dàng bị đâm phải một chiếc ôtô đang đi với tốc độ rất thấp khi chúng đang “rong chơi” trên đường phố có giống như con người chúng ta không. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm và kết luận rằng chúng có khuynh hướng nhìn thấy trước những công việc khó khăn, ngay cả khi điều đó khiến chúng phải thực hiện những thứ còn khó hơn thế. Chính điều này giải thích cho sự thờ ơ của chúng khi không thèm bay lên để tránh chiếc xe đang di chuyển tới.
Tự kiểm soát
Con người chúng ta luôn cho mình ở đẳng cấp khác so với giới động vật nhờ vào trí tuệ siêu việt và khả năng tự kiểm soát bản thân. Chúng ta có thể kiềm chế trước những cám dỗ để đạt được điều tốt nhất mà ta mong muốn. Nhưng thực ra không phải chỉ mỗi con người có thể làm được như vậy. Các nghiên cứu tiến hành trên tinh tinh đã chỉ ra chúng có thể không vội vàng lấy đi đĩa kẹo ngọt đặt trước mặt chúng. Các nhà khoa học cũng tìm ra rằng tinh tinh có thể sử dụng đồ chơi, tranh ảnh hoặc các vật dụng để chúng bị mất tập trung vào những “cám dỗ” trước mặt. Chó cũng có khả năng kiềm chế tương tự như con người, đặc biệt là chất glucose khiến chúng kiểm soát bản thân tốt hơn.
Theo khoahoc