8/08, 8:15 am Những công việc dơ bẩn nhất (1)

Chim mỏ sừng trắng dùng chiếc mỏ của mình nhặt phân và bùn để tặng cho bạn tình xây tổ. Chiếc tổ của chúng khá kỳ lạ, chim mái xây dựng tổ có lối vào nhỏ đến nỗi nó cũng không vào được.

Ếch cây xám châu Phi

Ếch cây xám châu Phi có thể thích ứng với nhiệt độ khoảng 37 độ C. Lớp da của nó có khả năng chống mất nước nhiều hơn 35 lần so với các loài ếch khác. Khi những cơn mưa mùa trút xuống, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Khi con ếch cái nhảy xuống vũng nước, nó sẽ cố gắng hấp thu thật nhiều nước, sau đó nó sẽ trèo lên, giao phối cùng bạn tình ở bên trên và bắt đầu vào công việc dơ bẩn. Con ếch tiết ra chất nhờn từ da và dùng chân tạo thành bọt. Những con ếch đực khác cũng cùng tham gia vào hoạt động kết dính điên cuồng. Đúng là một công việc dơ bẩn, nhưng chúng sẽ không ngừng lại cho đến khi chất kết dính tạo thành một cái kén khổng lồ để con ếch cái đẻ khoảng 1.200 cái trứng vào trong đó. Và ngày hôm sau, mặt trời sẽ hong khô lớp bên ngoài của cái kén và bên trong, những con nòng nọc đang phát triển vẫn được ẩm ướt.

Sau 5 ngày, nòng nọc bắt đầu phát triển thành ếch con thì lập tức, những cái kén dơ bẩn cũng sẽ tan rã ra. Đối với loài ếch cây xám châu Phi, dơ bẩn và cực nhọc xây dựng tổ trong một đêm để bảo vệ ếch con khỏi kẻ thù thì cũng đáng.

Chim mỏ sừng trắng



Chim mỏ sừng trắng dùng chiếc mỏ của mình nhặt phân và bùn để tặng cho bạn tình xây tổ. Chiếc tổ của chúng khá kỳ lạ, chim mái xây dựng tổ có lối vào nhỏ đến nỗi nó cũng không vào được. Điều đó có nghĩa là khi xây dựng tổ thì chim mái đã ở trong tổ. Làm như thế với mục đích là tránh được những con thú ăn thịt và những tên trộm vặt cũng không thể vào để cắp trứng của nó. Chim mái sẽ tự nhốt mình trong chiếc tổ được làm bởi phân suốt 4 tháng trong quá trình sinh nở. Trong thời gian này, chim trống sẽ tìm thức ăn và mang về nuôi chim mái. Sau 4 tháng, cảm thấy con của nó đã lớn và có khả năng tự chăm sóc mình thì nó phá vỡ chiếc tổ để bay ra.

Ong mật



Quá trình đầu sản xuất mật của ong khá sạch sẽ. Con ong hút những giọt mật ngọt ngào từ những cánh hoa. Mỗi ngày, một con ong có thể viếng thăm đến 1.500 cánh hoa và mang về một lượng mật hoa bằng trọng lượng cơ thể được chứa trong ngăn dạ dày thứ 2. Mọi việc sẽ trở nên rất dơ bẩn khi con ong quay về tổ. Chúng sẽ tìm những con ong thợ trẻ tuổi hơn vì ong mật cần những con ong thợ chọc vào cuốn họng của mình để hút mật ra. Sau đó, những con ong hút mật lại rời khỏi tổ để đi tìm những bông hoa khác để mặc những con ong thợ lo liệu. Bằng cách nôn mật ra rồi nuốt vào khoảng 50 lần, con ong thợ mới có thể tiết đủ enzim để làm cho mật đặc lại và chúng cũng dùng cánh quạt cho hơi nước trong mật bay đi, như thế mới giữ mật được lâu. Khi mật đã đạt độ đặc nhất định, con ong lại nuốc vào rồi lại phun ra trong những ngăn của tổ, cất giữ mật ở nơi an toàn và sạch.

Chim kên kên



Công việc chủ yếu của kên kên là thu dọn xác chết. Hay thay, những kẻ chuyên thu dọn xác thối này lại hoàn toàn thích ứng với công việc dơ bẩn mà nó đang làm. Cái đầu trọc của con kên kên hoàn toàn thích hợp khi nó cố thọc sâu vào trong xác thối. Cái đầu không có lông nên không bị dính bẩn hay giữ lại vi khuẩn gây bệnh. Thịt thối có thể gây ra tiêu chảy hoặc sốt thương hàn, nhưng những con chim kên kên lại chẳng gặp hề hấn gì. Dịch vị của chúng có khả năng tiêu diệt hầu như mọi loại vi khuẩn. Nếu chúng bước lên vật gì đó gây khó chịu thì công việc tiếp theo là chúng phun nước tiểu có chứa axit lên đó để tiêu diệt hầu hết vi khuẩn bám ở bàn chân.

Cá bàn chải

Cá bàn chải dành cả cuộc đời mình để nhặt những mảnh da chết và vật ký sinh. Các loài cá thường bị một vật ký sinh bé xíu bám chặt để hút máu. Các nhà khoa học quan sát con cá bàn chải có thể ăn 1200 con vật ký sinh trong một ngày. Chúng tìm đến các con cá lớn hơn có nhiều vật ký sinh và làm việc miệt mài để cho sinh vật chủ được sạch mà không hề đòi “trả thù lao” hay bất kỳ mức “lệ phí” nào.

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *