5/08, 8:14 am Những chuyến săn mồi vĩ đại (1)

Cá kình săn mồi trong vùng nước băng giá của miền duyên hải Alaska. Những con cá rất thông minh di chuyển hầu như liên tục để đến được nơi cần đến và đúng thời điểm. Khi bắt đầu cuộc rượt đuổi, vận tốc của chúng có thể đạt 40 dặm một giờ.

Vào mỗi mùa xuân, hàng triệu con cá trích trưởng thành bơi đến đây để sinh sản, chúng liên tục đẻ ra hàng tỉ quả trứng. Bơi sau những đàn cá trích là những con cá kình hung hãn. Cá kình thường săn mồi độc lập, tuy nhiên, trước đàn cá trích quá nhiều tiềm năng thì cá kình hợp tác lại săn mồi một cách rất thông minh. Chúng tập trung rượt đuổi cho con mồi bơi lên vùng nước cạn, sau đó chúng nhẹ nhàng lùa những con cá trích gom lại mà không hề có một biến động đột ngột nào. Những kẻ đi săn cùng nhau dồn đàn cá thành một quả bóng dày đặc, khi đàn cá trích tập trung lại thành một khối tròn thì cũng là lúc báo hiệu thời khắc quan trọng đã đến. Cuối cùng, những con cá kình bắt đầu tấn công, không phải bằng răng mà bằng đuôi. Những cái quẫy đuôi mạnh mẽ làm cho những con cá trích bị choáng…và bữa tiệc bắt đầu. Mỗi con cá kình có thể ăn đến 400 con cá trích mỗi ngày. Những chuyến đi săn quy tụ nhiều tay thợ săn kỳ cựu như thế được xem là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong thế giới tự nhiên.


Một bầy hồng hạc đang tìm thức ăn

Hồ núi lửa nằm trong vùng thung lũng lớn ở miền Đông Phi, tháng 12 hàng năm là thời điểm vùng hồ nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Lúc đó, nước trong hồ trở nên dày đặc tảo. Trên bờ hồ chẳng mấy chốc xuất hiện những con chim hồng hạc với những cái chân mảnh mai và những cái mỏ dài thu nhặt những loại tảo thực vật vốn rất giàu dinh dưỡng. Chúng bay đến đây từ phương Nam xa xôi cách xa khoảng 500 dặm. Chỉ riêng trong vùng hồ nhỏ bé này đã có đến khoảng hơn 2 triệu con hồng hạc. Trong vùng hồ đầy chất hóa học này, không một loài vật nào có thể sống được trừ hồng hạc. Tuy nhiên, sự tập trung của quá nhiều hồng hạc lại là đích tấn công của những tay săn mồi chuyên nghiệp.

Khi chim hồng hạc bay thành đàn lớn thì rất khó cho chim đại bàng nâu thực hiên mục đích của mình. Tuy nhiên, với tính chuyên nghiệp cao, những chú đại bàng nâu tìm mọi cách để dẫn dụ cho một hay một số con hồng hạc lạc ra khỏi đàn. Và lúc đó, mục tiêu xuất hiện. Nếu khi săn cá, đại bàng chỉ dùng kỹ năng, thì khi săn hồng hạc, đại bàng nâu sẽ dùng đến sức mạnh. Cái cổ dài, cái chân dài và dáng mảnh mai của hồng hạc không thể nào chống lại được sức mạnh như búa của con đại bàng với móng vuốt sắt bén như thế.


Ngựa vằn – mục tiêu tấn công của những con sư tử cái

Trên vùng bình nguyên nằm ở phía nam hồ nước thuộc miền đông châu Phi, mùi hương của những cơn mưa mới xuất hiện đã thôi thúc các đàn thú ăn cỏ khổng lồ di chuyển đến những cánh đồng cỏ mới. Nhưng thời gian này rất ngắn ngủi. Xuất hiện giữa những đàn thú ăn cỏ là các tay ăn thịt rất dữ tợn là sư tử. Mục tiêu của những con sư tử thường là những chú ngựa vằn. Thường con ngựa vằn trưởng thành có trọng lượng gắp đôi con sư tử cái và có những cú đá rất dũng mãnh. Nhưng những điều đó không thể làm sư tử chùng bước. Những con sư tử cái tập trung lại bao vây một con ngựa vằn và tổ chức tấn công rất mãnh liệt. Con ngựa vằn cô độc chống trả lại đàn sư tử hung hăn như giật giành cuộc sống cùng số phận, nhưng vô vọng. Mỗi nhát cắn là một đòn chí mạng, trong khi cả bầy sư tử cái khát máu lúc nào cũng đưa ra những nhát cắn hạ gục con mồi. Con ngựa vằn không còn đường thoát thân.

Cá nhám kình khổng lồ là một trong những loài vật rất bí ẩn dưới lòng đại dương bao la và huyền bí. Chúng dài đến 12 mét nhưng lại không có răng nên chúng chỉ ăn những phiêu sinh vật bé nhỏ. Khi đến mùa phiêu sinh vật thì cũng là lúc cá kình ngoi lên từ lòng đại dương lạnh giá. Chúng hóp vào và thải nước qua mang. Lạ thay, những con vật to lớn nhất lại chỉ tìm ăn những con vật nhỏ bé nhất.

Nằm cách vùng biển Ecuador khoảng 600 dặm là hòn đảo Galapagos. Ở đây, các loài thú ăn thịt chỉ chờ con mồi bơi đến. Các dòng hải lưu lớn đã mang đến đây rất nhiều cá và cung cấp thức ăn cho 15.000 con chim cánh cụt. Nhưng sự xuất hiện của chúng rất khó đoán trước được. Loài chim cánh cụt trên hòn đảo này đôi khi phải chờ đến cả năm thì dòng hải lưu mới chảy qua và lúc đó chúng mới được ăn uống no nê. Một khi chim cánh cụt tự tìm được thức ăn thì chúng sẽ bắt đầu đẻ trứng
và phải cố gắng tìm thêm thật nhiều thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho chim non mới nở.

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *