Rồng đất có mào gáy và mào lưng nối liền nhau kéo dài từ gáy tới đuôi, khá giống mào của loài rồng thần thoại trong văn hóa phương Đông
Là một loài bò sát bản địa của Việt Nam, rồng đất (còn gọi là kỳ tôm, tên khoa học Physignathus cocincinus) được biết đến khá rộng rãi trên thế giới với tư cách của một loài vật cưng độc đáo
Loài bò sát này có ngoại hình như một chú rồng mini với cơ thể màu xanh xám, chiều dài khoảng 25cm khi trường thành. Đặc điểm dễ nhận biết của rồng đất là có mào gáy và mào lưng nối liền nhau kéo dài từ gáy tới đuôi, khá giống mào của loài rồng thần thoại trong văn hóa phương Đông.
Rồng đất cái thường có thân và đuôi dẹp, mào thấp hơn rồng đất đực.
Rồng đất thường sống ở trung du và miền núi trong các bụi cây leo bên bờ suối. Chúng di chuyển nhanh nhẹn trên mặt đất, đôi khi leo lên cây và thường bám vào các cành cây mọc ngang trên mặt nước.
Có cuộc sống gắn bó với môi trường nước, rồng đất bơi giỏi, song chỉ bơi trong những trường hợp cần thiết.
Thức ăn chính của loài bò sát này là côn trùng và giun đất. Vào mùa đông, chúng ẩn trong các hang hốc khô ráo, hoặc trong các bọng cây mục ẩm.
Rồng đất sinh sản trong thời gian từ tháng 4 – 8 hàng năm. Chúng đẻ khoảng 5 – 16 trứng vào một hố cát giữa các tảng đá bên cạnh vực nước rồi lấp cát lên.
Rồng đất có cư trú tên khắp vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Sự hiện diện của chúng được ghi nhận ở hầu khắp các vùng miền Việt Nam.
Là loài bò sát có ngoại hình ấn tượng, rồng đất thường được nuôi trong các vườn động vật cũng như nuôi trong nhà làm thú cưng. Với khả năng thích nghi tốt, chúng đã được nhân giống ở khắp nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam, số lượng rồng đất đã và đang suy giảm với tốc độ nhanh trong thiên nhiên do mất môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước và nạn săn bắt, buôn bán trái phép
Theo kienthuc