Sau 55 triệu năm quanh quẩn dưới đáy đại dương, loài cá có tay độc đáo này đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng.

Loài cá có tay đốm (tên khoa học là Brachionichthys hirsutus) gây ấn tượng ngay từ chính cái tên của nó.

Thay vì bơi lội, những con cá hiếm hoi này tiến hóa vây ngực thành đôi tay và sử dụng tay để đi bộ trên đáy biển

Cá có tay đã xuất hiện trên Trái đất từ 55 triệu năm trước và hầu như không có gì thay đổi cho đến tận ngày nay. Chúng đã tồn tại suốt những năm tháng qua nhưng nay lại phải đối diện với nguy cơ lớn chưa từng có.

Dù từng là loài rất phổ biến nhưng đến nay, chúng chỉ còn co cụm tại một địa điểm duy nhất gần thành phố Hobart, Tasmania.

Dân số cá có tay bị suy giảm nghiêm trọng trong những năm qua do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là do con người gây ra như tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của các loài xâm lấn.

Một cuộc khảo sát gần đây trên cửa sông Derwent chỉ phát hiện được 79 cá thể cá có tay đang sinh sống. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng đã đến lúc phải nỗ lực để cứu lấy loài cá đặc biệt này khỏi thảm họa tuyệt chủng.

Đối với các nhà sinh học việc bảo vệ loài cá này còn là việc đặc biệt nghiêm trọng và khẩn cấp bởi có thể coi chúng là “chứng nhân lịch sử” của sự phát triển hàng chục triệu năm trên Trái đất.

Hy vọng rằng, trong tương lai, con cháu chúng ta vẫn có cơ hội được quan sát loài cá có tay độc đáo này trong môi trường sống tự nhiên của chúng.

Theo kienthuc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *