5/08, 2:00 pm
Ở con người, đôi mắt được xem như là “cửa sổ tâm hồn”, truyền đạt rất nhiều cảm xúc và ý định. Một cuộc nghiên cứu mới đây lần đầu tiên chứng minh được rằng loài chim cũng đáp lại cái nhìn của con người.
Các loài thú ăn thịt hay nhìn vào con mồi của chúng khi chúng tấn công, vì vậy mà cái nhìn chằm chằm trực tiếp có thể tiên đoán được nguy hiểm sắp đến. Julia Carter – sinh viên học bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Bristol – và các đồng nghiệp của cô đã thực hiện các thí nghiệm cho thấy loài chim sáo đá luôn tránh xa dĩa thức ăn của chúng nếu có người nào nhìn vào cái dĩa đó. Tuy nhiên, nếu một người nào đó tiến đến gần mà ánh mắt của họ hướng sang hướng khác thì những con chim này sẽ tiếp tục ăn và ăn thêm nhiều thức ăn hơn nữa.
Carter nói “Đây là một ví dụ điển hình về cách thức động vật có thể thu lượm những dấu hiệu tinh vi và sử dụng chúng làm lợi thế riêng của mình”.
Chim sáo đá hoang dã có tính xã hội cao và nhanh chóng gia nhập vào các loài chim khác ở một mảng cỏ xanh tốt. Điều này sẽ dẫn tới các tình huống tranh tìm thức ăn có tính cạnh tranh cao. Một con chim sáo đá đánh giá được nguy cơ bị ăn thịt tương đối thấp và phản ứng lại bằng cách quay trở về vùng đất cỏ nhanh hơn (như trong cuộc nghiên cứu này) sẽ tranh giành được thời gian ăn quý giá trước khi những con chim khác bay đến mảnh đất này.
Chim sáo đá châu Âu. Một cuộc nghiên cứu mới đây đã chứng minh được rằng loài chim cũng đáp lại cái nhìn của con người. (Ảnh: iStockphoto/Andrew Howe)
Các phản ứng đối với những dấu chỉ báo hiệu nguy cơ rõ rệt – như kẻ thù ăn thịt thình lình xuất hiện ở trên cao hay việc các động vật khác chạy trốn – cũng là những tư liệu quý giá, nhưng Carter lại tranh luận rằng sự định hướng ở đầu và cái nhìn chằm chằm định vị của động vật ăn thịt mới là những dấu chỉ báo hiệu nguy cơ tinh vi hơn và rất hữu ích vì nhiều động vật ăn thịt hướng đầu và mắt của chúng về phía con mồi khi chúng tấn công.
Nghiên cứu này mô tả sự biểu hiện chi tiết trong phản ứng của một con chim với ánh nhìn định hướng của một loài ăn thịt sống. Carter cho biết thêm: “Bằng cách phản ứng lại những tín hiệu nhìn tinh nhanh này, chim sáo đá đã giành được lợi thế cạnh tranh giữa những đối tượng không tinh mắt khác. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét những tín hiệu rất tinh vi có thể được sử dụng trong quá trình quyết định của một loài động vật."
Liệu những con chim này có hiểu được có người đang nhìn chúng, và chúng có thể đặt ra một số nguy cơ hay không? Cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời nào cho câu hỏi này. Tuy nhiên, liệu các phản ứng này có liên quan đến một số loại lý thuyết tâm lý hay không, liệu những phản ứng này thuộc về bẩm sinh hay đạt được qua kinh nghiệm, và kết quả cho thấy là chim sáo đá có thể phân biệt được những tín hiệu mắt nhìn tinh vi của một loài ăn thịt ở gần đó và điều chỉnh các phản ứng chống lại loài ăn thịt theo cách có lợi nhất.
Thanh Tâm