Sự lo lắng, cảm thông mà chuột dành cho những đồng loại gặp hoạn nạn khiến các nhà khoa học ngạc nhiên.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago (Mỹ) chia các con chuột thành cặp để chúng quen biết nhau. Sau đó, nhốt một con vào một chiếc ống trong suốt bên trong lồng. Kết quả cho thấy con chuột thứ hai đau khổ cho đến khi tìm ra cách giải phóng bạn mình. Ngạc nhiên hơn là, không chỉ giúp đỡ, những con chuột còn biết chia sẻ với bạn mình.

Theo nghiên cứu, những con chuột cái thường quan tâm đến bạn hơn những con đực.

Trong suốt quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học thấy rằng chuột bị kích động khi nhìn thấy bạn bị mắc kẹt. Điều này là hình thức đơn giản nhất của sự đồng cảm.

Con chuột bên ngoài cố mở cửa ống và giải phóng bạn mình, đó là hình thức phức tạp hơn của sự đồng cảm.

Theo báo cáo trên tạp chí Science, sau khi mở rộng nghiên cứu, kết quả thu được vẫn như vậy. Inbal Ben-Ami Bartal, giáo sư tâm sinh lý học cho biết: "Chúng tôi không hề đào tạo những con chuột này. Chúng được thúc đẩy bởi một cái gì đó bên trong. Chúng tôi không chỉ cho chúng cách mở cửa. Thật khó để làm việc đó, tuy nhiên, chúng tiếp tục cố gắng và cuối cùng đã thành công”.

Trong thí nghiệm tiếp theo, những con chuột thường ít hoặc không quan tâm đến những đồ chơi bị mắc kẹt trong ống, chúng giải phóng bạn mình ngay cả khi không được phép chơi cùng sau đó. Điều này cho thấy động cơ của những con chuột là để giảm bớt đau khổ của bạn mình.

Khi thử nghiệm xem chuột chọn cứu bạn hay ăn sô cô la, chúng thường thực hiện việc cứu hộ trước khi ăn sô cô la với bạn. Một thành viên khác của nhóm nghiên cứu cho biết: "Điều này thực sự hấp dẫn. Giúp bạn mình thoát khỏi lồng quan trọng ngang bằng với ăn sô cô la. Chúng tôi đã bị sốc”.

Những con chuột cái thường nỗ lực cứu bạn hơn những con đực, có lẽ điều này là do sự đồng cảm của người mẹ. Sự đồng cảm rõ ràng không chỉ thuộc về loài người.

Giáo sư Mason cho biết: "Khi chúng ta hành động mà không có sự đồng cảm, chúng ta đang chống lại sự kế thừa sinh học”.

Theo bee
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *