7/08, 7:53 am Chim nhận diện trứng chim cu cu đẻ nhờ trong tổ bằng cách nào?

Không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện có trứng chim cu gáy trong tổ. Nhưng nếu không phát hiện ra thì sẽ phải trả giá đắt khi phải nuôi con cho kẻ khác. Bằng cách nào loài chim phân biệt trứng đẻ nhờ “mạo danh”với trứng của chính nó từ lâu đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu.

Vấn đề vẫn cứ không hề suy chuyển khi nhìn nhận đó với con mắt của loài người chúng ta. Chỉ khi con người bắt đầu suy nghĩ với quan điểm của loài chim thì mới có thể hiểu được cách phát hiện trứng chim cu cu trong tổ.

Marcel Honza thuộc Học viện khoa học Cộng Hòa Séc giải thích rằng loài chim có thể nhìn thấy độ dài bước sóng tia UV ngoài tầm thị lực của chúng ta. Biết rằng trứng của nhiều loài chim có thể phản xạ tia UV, Honza băn khoăn liệu biến đổi quang phổ phản xạ UV của quả trứng có ảnh hưởng đến khả năng phân biệt trứng nhà và trứng lạ của con chim để rồi loại bỏ quả trứng hay không. Con chim đầu đen có nhận biết được và “tống cổ” quả trứng đẻ nhờ nếu quang phổ phản xạ UV khác với bước sóng mà ổ trứng của nó phản xạ?


(Ảnh: bbc.co.uk)

Phối hợp với Lenka Polaèiková, Honza tới một khu rừng để tìm hiểu phản ứng của chim đầu đen với trứng đẻ nhờ. Họ đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên số ra ngày 18 tháng 6 trên tờ The Journal of Experimental Biology.

Nhưng thay vì kiểm tra phản ứng của con chim đối với trứng chim cu cu thực sự, họ lại tìm thấy trứng của con chim đầu đen bị bỏ rơi, biến những quả trứng đó thành trứng mạo danh trong ổ trứng của bầy chim đầu đen. Sau khi tìm được một ổ trứng chim đầu đen rất chắc chắn, họ phủ lên quả trứng mạo danh lớp chắn tia UV để biến đổi bề ngoài của nó và phủ Vazơlin lên những quả trứng mạo danh khác không làm biến đổi khả năng phản xạ tia UV trước khi đặt nhưng quả trứng mạo danh vào tổ mới. Sau đó họ chỉ còn biết cầu nguyện, mong cho cái tổ không bị cơn mưa như trút cuốn đi hay tránh được cuộc viếng thăm của những kẻ săn mồi háu đói.

Họ phải đợi 5 ngày để xem chim bố mẹ có loại bỏ những quả trứng mạo danh hay không.

Trong số 16 quả trứng phủ Vazơlin, 11 quả được chim bổ mẹ chấp nhận, 5 quả bị phát hiện và bị loại bỏ. Đa số trứng chim đầu đen giải mạo không thể phân biệt được với trứng “nhà” và được chấp nhận vì cùng dòng giống. Tuy nhiên, lại là một chuyện khác đối với những con chim đang ấp trứng mạo danh phủ lớp chắn tia UV. 17 cặp chim bố mẹ đang ấp trứng đã loại bỏ những quả trứng trông kì lạ, chúng mổ vào vỏ trứng cho đến khi tạo ra một cái lỗ đủ lớn để chọc mỏ vào mà mang quả trứng đi. Chỉ 11 con chim đầu đen chấp nhận trứng mạo danh khi quả trứng đã bị biến đổi.

Khả năng phản xạ tia UV của quả trứng rất quan trọng để giúp chim đầu đen nhận diện trứng mạo danh. Chúng loại bỏ nhiều trứng mạo danh hơn khi Polaèiková và Honza bao phủ trứng với lớp chắn tia UV. Bằng cách biến đổi khả năng phản xạ tia UV, hai ông đã khiến những quả trứng mạo danh nổi bật trong ổ trứng nhà.

Honza thừa nhận rằng ông đã rất ngạc nhiên vì khả năng phản xạ tia UV có tác động lớn đối với việc nhận diện trứng mạo danh của chim đầu đen. Biết được rằng khả năng phản xạ tia UV là mấu chốt để khiến quả trứng mạo danh được chấp nhận, Honza nóng lòng muốn xem liệu chim cu cu có cố gắng để trở nên mưu mẹo hơn nạn nhân của nó bằng cách chọn ổ trứng có khả năng phản xạ tia UV khá tương hợp với trứng của nó hay không.

Trà Mi (Theo PhysOrg)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *