Đối với những con mồi, số lượng đông có nghĩa là an toàn, nhưng nhiều loài thú ăn thịt trên thế giới cũng phát triển cách săn mồi theo bầy đàn. Một số loài chỉ đơn giản tập trung tại nơi thuận lợi nhất để săn giết con mồi. Nhưng một số loài đã phát triển cách săn mồi rất tinh vi. Chúng cẩn thận tấn công và hạ gục con mồi khổng lồ một cách dễ dàng.
Một đàn chim quạ, một đàn cá sấu, một đàn nhím, một bầy tinh tinh, một đàn tê giác, một đàn hà mã… có đến hàng ngàn cái tên đặt cho hàng ngàn đàn vật khác nhau, nhưng chỉ có thuật ngữ duy nhất dùng để diễn tả những con vật tụ tập lại với mục đích tàn sát là “bầy”. Bằng cách tụ tập lại, bầy có thể hạ gục con mồi khổng lồ mà một con vật đơn độc sẽ khó có thể thực hiện được.
Loài khủng long Deinonychus
Loài khủng long ăn thịt như loài Deinonychus cũng săn mồi theo bầy đàn. Các hóa thạch của chúng được tìm thấy theo nhóm, cho thấy chúng tập trung lại để săn mồi. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể biết được chính xác sự tiến hóa của khả năng săn mồi hợp tác theo đàn bắt đầu từ đâu và khi nào?
Cá sấu Cayman
Cá Piranha bụng đỏ
Trên thế giới có những nơi mà hoạt động săn mồi đóng vai trò rất quan trọng. Đầm lầy thường là ngôi nhà của các loại các sấu, cả cá sấu thường và cá sấu cayman. Tuy nhiên, đáng sợ nhất vẫn là cá piranha bụng đỏ. Huyền thoại về sự dữ tợn của chúng chính là khả năng săn mồi theo đàn. Loài cá dữ tợn này sẽ tấn công bất cứ thứ gì mà chúng gặp trên đường đi. Chúng nổi tiếng có hàm răng rất đáng sợ. Hai hàm mọc đầy những cái răng hình tam giác, sắc nhọn như đầu mũi tên. Khi cắn, những cái răng sẽ cắm sâu vào cơ thể con mồi. Cá piranha có thính giác rất tinh nhạy, giúp chúng xác định vị trí của con mồi ngay cả trong dòng nước đục. Vào mùa mưa, khi nước trong các đầm lầy đã đầy, cá piranha có thể đi khắp nơi gieo rắc nỗi kinh hoàng. Lúc này, cá piranha chính là những tên khủng bố đáng sợ nhất. Ngay cả con trăn nước khổng lồ cũng có thể là nạn nhân của những con cá piranha. Khi mùa khô đến, cá piranha phải nhanh chóng thoát khỏi vùng đầm lầy, nơi sẽ khô hạn, nếu không, chúng lại thành mồi cho những con cá khác như cá sấu cayman chẳng hạn.
Trên những vùng bình nguyên của Mỹ và châu Phi, những đàn vật săn mồi luôn đứng ở vị trí tối thượng. Những đàn thú ăn thịt làm việc hợp tác và có tổ chức xã hội cao thường có khả năng săn giết con mồi một cách mạnh mẽ hơn bất cứ loài vật nào khác trên trái đất. Chó sói, linh cẩu, sư tử… và cả loài chó hoang luôn tìm cách cùng nhau hợp tác và săn con mồi, tạo ra những vũ điệu của thần chết.
Cá voi sát thủ hay còn gọi là cá kình
Trong vùng biển Na Uy, một đàn săn mồi mà mỗi con dài gần 10 m và nặng đến 7 tấn đang tấn công đàn cá trích. Chúng là cá voi sát thủ hay còn gọi là cá kình. Bơi quanh đàn cá trích, những con cá kình bắt đầu lùa chúng lại thành một quả bóng tròn để dễ kiểm soát. Sự giao tiếp tập trung giúp cá kình săn mồi rất hiệu quả. Khi đàn cá trích bị vây chặt, những con cá kình dùng đuôi đập mạnh vào quả bóng cá trích, sau cùng, rất nhẹ nhàng, chúng dùng hàm cắn từng con cá trích đã thất thần vì cú đập quá mạnh. Những con cá trích không còn đường nào khác là phải chui vào bụng con cá kình sát thủ khổng lồ.
Thu Thủy