Hãng BBC (Anh) đưa tin, loài bạch tuộc Thaumoctopus mimicus sống tại vùng biển Indonexia có khả năng “mạo danh” kỹ thuật bơi y hệt của loài cá thân bẹt hay rắn biển để tồn tại trong môi trường sống khắc nghiệt.

Bạch tuộc Thaumoctopus mimicus mạo danh cá thân bẹt và rắn biển để đánh lừa kẻ thù

Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các nhà khoa học công tác tại Học viện Khoa học California, Hoa Kỳ và Tổ chức Bảo tồn quốc tế ở Indonexia và sẽ được đăng trong số ra tháng 9/2010 của Tạp chí sinh học của Hiệp hội Linnean, London (Anh).

Tiến sĩ Christine Huffard, làm việc tại Tổ chức Bảo tồn quốc tế ở Indonexia, phân vân: “Họ hàng của bạch tuộc Thaumoctopus mimicus khéo léo dùng màu sắc xám xịt hòa trộn vào môi trường xung quanh đã ngụy trang thành công trước kẻ thù. Thay vì sử dụng cách thức trên được thừa hưởng từ tổ tiên thì nó lại sử dụng chiến lược táo bạo là làm màu sắc cơ thể nâu và trắng “đậm” hơn, nổi bật hơn những động vật săn mồi tại nơi chúng sống”.

Ngoài ra, bạch tuộc Thaumoctopus mimicus còn có thể duỗi thẳng cái đầu và những xúc tu, và áp dụng kỹ thuật bơi nhấp nhô y hệt như loài cá thân bẹt có chất độc hay rắn biển”, cô Huffard nói.

Áp dụng phương pháp trình tự ADN để xây dựng một “phả hệ” của bạch tuộc Thaumoctopus mimicus và của hơn 35 họ hàng của nó, các nhà khoa học tin rằng, hành vi tiến hóa trên của loài bạch tuộc Thaumoctopus mimicus là “có lợi”, nó sẽ làm sợ hãi và đánh lừa được những động vật săn mồi, nhờ thế nó ung dung sống chung môi trường sống với kẻ thù

Theo VNN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *