Nhỏ, dễ thương, nhiều lông… nhưng cũng không kém phần nguy hiểm là những miêu tả đầu tiên về các con vật bé xinh sinh sống trong môi trường khắc nghiệt như sa mạc.
1. Cáo sa mạc
Cáo sa mạc (cáo tai to châu Phi) là giống cáo có thể thuần hóa được. Chúng thường sống nhiều ở vùng sa mạc quanh Bắc Phi. Một con cáo sa mạc sống trung bình từ 12 – 16 năm, nặng khoảng 10kg. Chúng leo trèo rất giỏi và còn là thợ đào bới cừ khôi. Tai của những con cáo này dài đến 15cm, đôi tai giúp nó tránh cái nóng sa mạc.
Chúng còn có lớp lông dày ở dưới chân để bị bỏng rát bởi cái nóng sa mạc nữa. Bộ lông màu màu vàng nhạt giống màu cát sa mạc cũng là một lợi thế khi sống ở vùng này.
2. Chuột cống kangaroo
Chuột cống kangaroo là loài bản địa ở Bắc Mỹ. Chúng có hai chân sau rất phát triển trong khi hai chân trước khá nhỏ và đầu lớn hơn nhiều so với thân hình. Chiều dài của đuôi lớn hơn cả chiều dài thân và đầu cộng lại. Hai bên miệng chúng có túi má là nơi có thể dùng để dự trữ thức ăn.
Màu sắc của chuột khá đa dạng, từ nâu vàng tới xám đậm, chiều dài thân 15cm, đuôi dài 20,4cm. Chuột cống kangaroo đi đứng bằng hai chi sau và có khả năng nhảy tốt. Nó có thể nhảy một đoạn xa tới 2m và nhanh chóng đổi hướng khi "hạ cánh".
3. Chó hoang châu Phi
Loài chó hoang châu Phi là một trong những giống chó lớn nhất ở châu Phi, chủ yếu tập trung ở miền Nam và Đông châu Phi. Chúng mang trên mình một lớp lông khá lem nhem và "dễ ghét".
Nhiều khi, chúng có vẻ ngoài “lừa tình”, nhưng thật đáng thương cho ai là nạn nhân của vết cắn của loài chó hoang này bởi chúng là loài có cú cắn mạnh nhất trong các loài động vật có vú trong bộ ăn thịt.
Tuy nhiên, chó hoang châu Phi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mất môi trường sống và là mục tiêu của nạn săn bắt của con người.
4. Mãn rừng (linh miêu tai đen)
Mãn rừng hay linh miêu tai đen phân bố ở khắp châu Phi. Đôi tai dài đặc trưng với lông đen phía sau và trên đầu tai của mãn rừng sẽ giúp chúng có thể lẩn trốn, nấp trong những khu rừng bụi để rình bắt con mồi.
Mãn rừng có cơ thể mảnh dẻ nhưng cơ bắp chắc khỏe, chân dài và đuôi ngắn. Nó thể sống sót mà không cần uống trong một thời gian dài bởi nhu cầu nước được cung cấp từ chất dịch cơ thể trong con mồi mà nó bắt.
Chúng dùng mùi để đánh dấu lãnh thổ riêng: để lại phân, phun nước tiểu lên các bụi cây hoặc cào vào mặt đất bằng đôi chân sau.
5. Linh cẩu
Linh cẩu đốm hay linh cẩu cười là loài linh cẩu to lớn nhất ở khu vực châu Phi. Loài này có mặt trong nhiều kiểu môi trường sống khác nhau, từ vùng đất thấp khô cằn, cực nóng ở phía Bắc, phía Nam tới các địa hình miền núi lạnh như ở Đông Phi và Ethiopia.
Loài này được biết đến nhiều nhất nhờ tiếng kêu của nó, nghe tương tự như âm thanh do tiếng cười cuồng loạn ở con người. Mặc dù hay bị coi một cách thiếu chính xác như là động vật ăn xác chết nhưng trên thực tế, linh cẩu đốm săn mồi đầy sức mạnh, phần lớn nguồn thức ăn của nó là từ các con mồi còn sống.
6. Chó đồng cỏ
Chó đồng cỏ được gọi là chó vì tiếng kêu của chúng như chó cắn, nhưng theo các nhà khoa học, chúng thuộc họ sóc. Thân hình chó đồng cỏ béo mập, dài khoảng 30cm, lông ngắn, dày, màu xám nâu. Đôi mắt nhỏ tròn như hạt nhãn, má xệ, chân ngắn và có chiếc đuôi ngắn, dẹp.
Chó đồng thích sống theo nhóm. Điểm đặc biệt là khi gặp, chúng ôm lấy nhau và hôn môi nhau. Có lẽ từ môi chúng toát ra một mùi đặc biệt để nhận ra nhau.
7. Mèo cát
Mèo cát hay mèo đụn cát là một loài sinh vật sống ở các vùng sa mạc của châu Phi và châu Á. Nó có kích thước khá nhỏ và trông bè bè với chân ngắn, đuôi dài và đôi tai rất lớn, nhọn. Đầu của chúng khá to, tai to đến mức có thể được trải rộng theo chiều ngang và thậm chí chĩa xuống nhằm phục vụ cho việc săn mồi.
Bộ lông mèo cát có màu vàng nhạt như màu của cát, điểm xuyết những vằn vàng xanh khó nhìn thấy; phần cằm và bụng có màu trắng. Mèo cát có lông mọc dày ở giữa các ngón chân, điều này tạo ra một lớp lông cách nhiệt dày giúp chúng không bị bỏng khi đi trên cát sa mạc. Móng của chi sau khá nhỏ và cùn, cộng với lớp lông dày phủ trên lớp đệm chân khiến dấu chân của mèo cát rất khó bị kẻ thù nhận diện.
Theo kenh14