Có nhiều điều bí ẩn xoay quanh những xác ướp cổ đại, có những điều khiến cả thế giới giật mình.
Quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại được đánh giá là khá rùng rợn. Để những xác ướp Ai Cập vẹn nguyên sau nhiều thế kỷ, người xưa tiến hành ướp xác trong 70 ngày. Một trong những bước đáng chú ý trong quy trình ướp xác là những người thợ ướp xác đập vỡ một phần sống mũi, nhét một cái móc đặc biệt vào lỗ mũi đến tận sọ để lấy não.
Xác ướp cổ đại có 2 loại: ướp xác có chủ đích và ướp xác tự nhiên. Ướp xác có chủ đích là khi con người can thiệp, thực hiện quy trình khắc nghiệt để giữ nguyên xác chết theo thời gian (ví dụ như các xác ướp của pharaoh của Ai Cập hay những người thuộc tầng lớp thượng lưu).
Ướp xác tự nhiên là khi thi thể người quá cố tiếp xúc với các điều kiện môi trường cực lạnh hay khô tự nhiên khiến xác vẫn giữ nguyên theo thời gian. Một số xác ướp tự nhiên nổi tiếng thế giới là người băng Otzi.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng, sau khi qua đời, thể xác là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia. Nếu như thi thể bị phân hủy đồng nghĩa với việc linh hồn sẽ bị hủy hoại. Vì vậy, việc bảo quản thể xác giống như lúc còn sống để đảm bảo giữ lấy linh hồn. Từ đó, người Ai Cập cổ đại ướp xác thi thể người quá cố.
Nhiều xác ướp của người Ai Cập được khai quật một cách tình cờ. Một số được chôn cất trong những ngôi mộ nông ở các sa mạc nên được phát hiện dễ dàng.
Nhiều xác ướp của các pharaoh hay những người thuộc tầng lớp giàu có được chôn cất cùng một số người hầu để họ sang thế giới bên kia tiếp tục công việc hầu hạ chủ nhân. Những người hầu này thường bị chôn sống hoặc giết chết trước khi đem đi mai táng cùng người chủ quá cố.
Những người thợ ướp xác Ai Cập sử dụng khá nhiều vải lanh để bọc xác ướp. Theo ước tính, người xưa có thể sử dụng đến tấm vải lanh dài 1,6 km để bọc xác ướp. Người xưa quan niệm, bọc xác ướp càng dày, càng chặt thì càng tốt. Do vậy, họ mới sử dụng lượng lớn vải trong quá trình ướp xác.
Ngoài con người, người xưa còn thực hiện ướp xác động vật. Trong đó, mèo là loài vật được người xưa ướp xác khá nhiều. Vào thời cổ đại, mèo được xem là loài vật linh thiêng. Sau khi một con mèo chết, các thành viên trong gia đình đã cạo lông mày để bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của loài vật linh thiêng trên. Năm 1888, người ta phát hiện một ngôi mộ có chứa 80.000 xác ướp mèo.
Một số xác ướp của các pharaoh được đặt ở những vị trí có ý nghĩa quan trọng ví dụ như xác ướp của pharaoh Tutankhamun. Nhiều nhà khoa không khỏi bất ngờ khi phát hiện dương vật của ông được cố định, dựng lên thẳng đứng trong một nỗ lực nhằm chống lại cuộc cách mạng tôn giáo do cha ông khởi xướng.
Suốt nhiều thập kỷ nay, nhiều người tin rằng, xác ướp Ai Cập cổ đại mang lời nguyền chết chóc. Những người nào mở cửa mộ cổ, phá vỡ giấc ngủ ngàn thu của các pharaoh sẽ vướng phải lời nguyền và có số phận bất hạnh, thậm chí là chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Có một lời nguyền như thế này được khắc bên trong những lăng mộ Ai Cập: "Bất kì kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim".
Năm 1922, một nhóm khảo cổ được dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học Howard Carter được tài trợ bởi Lord Carnarvon – người Anh, đã tìm thấy một ngôi mộ cổ tại thung lũng các vị vua. Họ vô cùng vui mừng và cả nhóm đã cùng nhau tiến vào. Trong đó, họ đã thu nhận được rất nhiều thứ, với hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,…
Cuộc khảo cổ này đã gây nên cơn chấn động lớn nhưng những gì diễn ra sau đó còn gây chấn động hơn và khiến mọi người trở nên hoảng sợ vì những lời nguyền của những Pharaoh cổ đại.
Trong suốt những năm từ 1923 tới 1934, ở London (Anh), quê hương của nhà tài trợ cho đợt khảo cổ rộ lên câu chuyện về lời nguyền liên quan tới xác ướp của một vị vua Ai Cập cổ đại trẻ tuổi do nhà khảo cổ khai quật được.
Đúng ngày tìm thấy khu lăng mộ, Howard trở về nhà và hết sức kinh ngạc khi con chim hoàng yến của ông ta đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Điều này khá là trùng hợp bởi rắn hổ mang với người Ai Cập là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
Theo kienthuc