Những nghiên cứu mới của các nhà khoa học sẽ khiến nhiều người tự đặt câu hỏi hoài nghi về thời gian xây dựng của công trình kiến trúc này.

Vạn lí trường thành được coi là một biểu tượng văn hóa của Trung Quốc hiện đại, một trong những công trình lớn nhất và có lịch sử trường tồn. Nó cũng là minh chứng cho những thiên tài của nhân dân Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, trải qua thời gian hàng nghìn năm công trình này đã bị hao mòn nhiều khiến công tác bảo tồn càng trở nên khó khăn hơn. Những bí mật liên quan đến công trình này luôn luôn thu hút sự chú ý của công luận cũng như các nhà khoa học.

Những bức tường gần như nguyên gốc của Vạn lí trường thành

Vạn lí trường thành của Trung Quốc không phải lúc nào cũng dài như ngày nay. Phần móng của những bức tường có thể được tìm thấy trong thời kì Chiến quốc khi các phe phái tranh giành quyền lực, cố gắng tự bảo vệ mình bằng cách dựng những bức tường lớn để chống lại kẻ thù của mình. Sau này, khi các quốc gia nhỏ lẻ của Trung Quốc được thống nhất dưới sự cai trị của một hoàng đế duy nhất thì bức tường có ý nghĩa để bảo vệ toàn thể lãnh thổ Trung Quốc từ các bộ lạc Mông Cổ.

Tuy nhiên, thời điểm xây dựng công trình kiến trúc vĩ đại này hiện vẫn chưa có những văn bản chính gốc. Theo những nghiên cứu khảo cổ học, bức tường được xây dựng lần đầu tiên xung quanh các thủ phủ như là thủ phủ An Dương.

Nằm cheo leo trên những ngọn núi

Theo một bài thơ từ thế kỉ 7 trước công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu tiến hành xây dựng bức tường để bảo vệ đất nước của mình khỏi các tộc người man rợ vào thế kỉ 9 trước công nguyên.

Bài thơ có đoạn viết:

Nhà vua đã huy động nhân dân/Để đến và xây dựng bức tường trong khu vực/Có bao nhiêu xe ngựa đã được huy động/Những con rồng, rắn và rùa đã được trang hoàng lộng lẫy như thế nào/Con trai của thượng đế đã giao nhiệm vụ cho chúng tôi/Để xây dựng bức tường ở khu vực phương Bắc/Nỗi kinh sợ truyền cảm hứng cho người Nan Zhong/Quân xâm lược chắc chắn sẽ bị quét sạch.

Nếu theo bài thơ đó thì có nghĩa là bức tường được xây dựng vào đầu triều đại nhà Chu.

Như một con rắn khổng lồ bảo vệ vùng phương Bắc Trung Quốc

Khi triều đại Chu suy tàn, Trung Quốc bị chia cắt thành các bang khác nhau. Tần ở phía Tây là quốc gia lớn nhất. Các nước Ngụy, Triệu, Hán ở phía Bắc và Đông Bắc trong khi Chu ở phía Nam. Tất cả những quốc gia này đã chiến đấu tranh giành quyền lực tối cao trong suốt thời kì Xuân thu Chiến quốc (481 – 221 trước Công nguyên). Họ không chỉ phải đối mặt với việc chiến đấu với nhau mà dân du mục cũng là một mối đe dọa rất lớn.

Giải pháp của người Trung Quốc là xây dựng bức tường để bảo vệ. Vào giữa thế kỉ thứ 7 trước Công nguyên, bước tường được bắt đầu xây dựng trên toàn thể đất nước Trung Quốc bởi các quốc gia chư hầu: Tần, Ngụy, Triệu, Hán, Chu và Tề. Nó trở thành một “biểu tượng” mà không chỉ có người Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng.

Một ví dụ đó là tộc người YuJi ở khu vực Ordos, vào khoảng năm 453 trước công nguyên cũng đã xây dựng bức tường cho riêng mình để bảo vệ chính bản thân họ từ các quốc gia chư hầu ở phía Bắc Trung Quốc.

Nhiều bức tường ghi lại những dấu tích cách đây hàng nghìn năm

Bức tường này được xây dựng không hoàn toàn giống với những bức tường thuộc thiên niên kỉ thứ 2 và 3 trước công nguyên. Một phần những bức tường này có thể được nhìn thấy với những đoạn rời rạc tại tỉnh Hà Nam ngày nay. Tại Thiểm Tây, còn lại những ụ đất với chiều cao khoảng 6 mét và rộng 6 mét và nó là một “pháo đài phòng thủ” của nhà Ngụy chống lại nhà Tần.

Những bức tường sau này trở thành một phần của di tích Vạn lí trường thành của Trung Quốc được làm bằng những nguyên liệu tự nhiên không theo một đường thẳng liên tục. Trên thực tế, lí do tại sao các bức tường thuộc thời nhà Tần rời rạc bởi vì họ không xây dựng chúng thành một bức tường liền và dài.

Những khu vực được hồi phục luôn thu hút đông khách du lịch

Cũng có một câu hỏi đặt ra là tại sao những bức tường tượng xây dựng ở những nơi xa xôi hẻo lánh tại các lãnh thổ phía Bắc. Các nhà khảo cổ học đưa ra gợi ý rằng, bức tường không chỉ có ý nghĩa bảo vệ các quốc gia chư hầu mà còn được sử dụng như một "vũ khí đặc biệt" để xâm lược những vùng đất du mục và cho phép người Trung Quốc thiết lập hệ thống quân sự tại những khu vực này.

Vạn lí trường thành của Trung Quốc vẫn được nhiều tài liệu cho rằng, nó được xây dựng dưới triều đại nhà Tần mặc dù hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc – Tần Thủy Hoàng chính là người mở rộng nó. Tuy nhiên thì phần nền móng của công trình này lại được tìm thấy từ thời Xuân Thu chiến Quốc và thậm chí còn xa hơn nữa.

Một đoạn tường đã được hồi phục gần như nguyên vẹn

Câu hỏi về việc có hay không bức tường được xây dựng như một chiến lược phòng thủ và tấn công đến bây giờ vẫn còn bị ngỏ ngỏ. Tuy nhiên, bất kể về lí do gì thì bức tường này vẫn là một công trình vĩ đại cho đến tận ngày nay.

Theo 24h

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *