Một hành tinh được phát hiện vào đầu năm 2010 đã được chứng minh là hành tinh nóng nhất từng được tìm thấy trong vũ trụ – các nhà khoa học cho biết.

Khí trên bề mặt của WASP-33B, hay còn được gọi là HD15082, có nhiệt độ kỷ lục là 3.200 độ C.

Nguồn gốc nhiệt độ cao kỷ lục của bề mặt hành tinh này được các nhà khoa học giải thích là do nó quay quanh gần quỹ đạo của chính nó, một ngôi sao nóng bỏng nhất được biết tới từ trước tới nay là 7.160 độ C.

Nó nằm cách Trái Đất 380 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Andromeda.

WASP-33B, hay còn được gọi là HD15082, có nhiệt độ kỷ lục là 3.200 độ C

Các nhà khoa học đã từng đề cập tới sự tồn tại của hành tinh WASP-33B lần đầu tiên vào năm 2006 sau khi quan sát ngôi sao mẹ của nó.

WASP-33B lớn gấp 4,5 lần sao Mộc. WASP-33B quay quanh một ngôi sao của nó với quỹ đạo là 29,5 giờ.

Việc phát hiện ra nhiệt độ của hành tinh WASP-33B là nhờ nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Alexis Smith của Đại học Keele ở Staffordshire, sử dụng một camera hồng ngoại trên kính viễn vọng William Herschel tại quần đảo Canary.

Hành tinh nóng nhất trong dải Ngân hà được biết đến trước đó là hành tinh có nhiệt độ 900 độ C. Nó có tên là WASP-12b, nằm cách Trái Đất 600 năm ánh sáng. WASP-12 là một ngôi sao lùn màu vàng nằm trong chòm sao Auriga mùa đông. Nó được phát hiện bởi các nhà khoa học Anh trong năm 2008.

Theo bee
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *