1/08, 8:00 am Thập tam lăng đời Minh (3)

Tháng 5/ 1956, công việc khai quật chính thức bắt đầu.

Thập tam lăng đời Minh (2)
Thập tam lăng đời Minh (1)


Lối vào Thập tam lăng

Bên trong Bảo thành Định lăng, người ta phát hiện vài viên gạch Trường thành lệch khỏi vị trí tương ứng. Đào sâu khoảng 1m, người ta phát hiện trên bức tường bên trong bảo thành một hàng chữ khắc nhòe. Đất cát đã bám đầy vào các con chữ. Sau nhiều lần chà quét, chữ viết đã hiện ra rõ rang là “Tùy Môn Đạo”. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là cửa đường hầm của cung điện ngầm. Công việc khai quật vẫn được tiến hành. Hơn 10 ngày sau, phía dưới bức Trường thành, nhân viên khảo cổ đã phát hiện một cửa vào, đồng thời cũng phát hiện thêm 2 bức tường gạch, giữa 2 bức tường gạch có một đường hầm kéo dài đến tận điểm cuối cùng của bảo thành. Nhóm khảo cổ khẳng định đây chính là đường hầm thông xuống cung điện ngầm.

Để giảm nhẹ công việc khai quật, mọi người không tiếp tục khai quật theo manh mối đầu tiên mà khai quật theo manh mối thứ 2. Họ không ngờ rằng, quyết định này đã làm họ lạc mất phương hướng. Nhiều tháng trôi qua, con đường đào ngày một rộng hơn và sâu hơn nhưng mọi người vẫn không phát hiện được gì.


Du khách xem bản đồ trước khi khám phá Thập tam lăng

Trong lần đào thứ nhất, mọi người đã tìm thấy bức tường của đường hầm, song nó đã biến mất. Tháng 8/1956, thời tiết thất thường, công việc khai quật Thập tam lăng tạm thời dừng lại vì chưa tìm được manh mối chính xác, tâm trạng của mọi người buồn bã, thất vọng. Họ hy vọng phát hiện được gì mới mẽ trong tháng chín trời quang mây tạnh.

Vào một ngày nọ, ở nơi sâu nhất của đường đào số 2, người công nhân khai quật đường hầm tình cờ phát hiện một tấm bia đá rộng nửa mét, cao hơn một mét và phía trên có khắc hàng chữ: “Thử Thạch Chí Kim Cương, Tường Tiền Bì Thập Lục Tượng, Sâu Tam Trượng Ngũ Xích”. Người đời Minh gọi bức tường mộ trong cung điện ngầm là bức tường kim cương. Tấm bia đá này đã cho mọi người biết chính xác vị trí của cung điện ngầm. Đó chính là chìa khóa mở cánh cửa vàng vào cung điện ngầm.

Căn cứ manh mối từ tấm bia đá, nhóm khảo cổ đã sửa đổi kế hoạch khai quật. Ở phương hướng đi đến trung tâm Bảo đỉnh, họ đã đào một đường hầm thứ 3. Phía trên đường rãnh, người ta xây dựng khung đỡ, dùng máy để lấy đất, tiến độ khai quật đã tăng nhanh rõ rệt.

Thánh 5 năm 1957, vượt qua lớp đất dày, nhóm khảo cổ đã tìm được bức tường ngoài của lăng mộ. Điều làm mọi người cảm thấy phấn khởi đó là trên bức tường kim cương, họ phát hiện một cửa vào hình thang, có lẽ đây là đường vào khu chon cất Hoàng đế Vạn Lịch vào 400 năm trước?

Sau khi phát hiện bức tường kim cương, nhóm khảo cổ không vội vàng mở cửa cung điện ngầm mà chờ đợi thêm một thời gian trời khô ráo mới thựcc hiện. trong hơn 4 tháng chờ đợi, công việc khai quật đã được chuẩn bị hoàng tất.


Tượng kỳ lân trên lối vào Định lăng

Ngày tiến hành khai quật lăng mộ càng gần, niềm phấn khởi khi phát hiện bức tường kim cương ban đầu đã biến mất, nhiều nghi vấn, lo lắng đã xuất hiện trong lòng nhiều người. Cung điện ngầm trong Thập tam lăng đều được xây dựng ở vị trí bí mật nhất trong lăng mộ. Tình hình cụ thể, chi tiết của cung điện ngầm luôn là bí mật của hoàng đế.
Theo ghi chép trong sách cổ, vì để bảo vệ lăng mộ của mình, nhiều hoàng đế xây dựng lăng mộ có nhiều cơ quan, ám khí phức tạp. Một khi có người xâm nhập, những cơ quan này sẽ bắt đầu hoạt động giết chết kẻ đột nhập.

Ông Bạch Vạn Ngọc là chuyên gia khảo cổ nhiều kinh nghiệm nhất trong đội đã chỉ huy mọi người tiến vào Định lăng. Lúc phá bức tường kim cương, ông cũng lo lắng điều bất ngờ có thể xảy ra. Các nhân viên khai quật Định lăng đều không muốn mình là người đầu tiên bước vào lăng mộ và cũng không đồng ý là người đầu tiên phá dỡ bức tường thành.

Để bảo đảm an toàn, mọi người quyết định dỡ lấy từng viên gạch phía trên cửa vào hình thang. Rất nhanh sau đó, xuất hiện một chỗ trống trên bức tường kim cương. Sau khi quan sát cẩn thận, nhóm cử một người vào trong cung điện ngầm. Tiếp đó là vài người tiến vào bên trong. Nhờ ánh đèn chiếu rọi, trong bóng tối họ đã tìm được cửa lớn của cung điện ngầm.

Vì không phát hiện cơ quan, ám khí trong truyền thuy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *